Dưới đây là mẹo làm sạch thịt lợn bạn có thể áp dụng cho gia đình, đừng bỏ qua nhé.
- Dùng giấy gói vải thiều theo cách này: Bảo quản lâu hơn, quả không khô ngon ngọt như mới hái
- Dấu hiệu thịt bị 'bơm nước' thường thấy, vì sao thịt bò thường treo còn thịt heo đặt dưới mặt bàn: Đây là câu trả lời
Dấu hiệu nhận biết thịt ôi thiu
Cách tốt nhất để xác định thịt lợn có hỏng không là ngửi mùi. Thịt lợn tươi sẽ không có mùi, nhưng khi bị vi khuẩn xâm nhập, thịt sẽ bốc ra mùi hôi.
Chuyên gia an toàn thực phẩm Toby Amidor làm việc tại Mỹ cho biết thịt lợn hỏng thường sẽ có mùi hôi hoặc chua, hoặc mùi tương tự như mùi amoniac. Thịt bị hỏng lâu ngày sẽ bốc mùi ngày càng nặng hơn.
Thịt lợn tươi khi chạm tay vào sẽ có kết cấu săn chắc, mềm dẻo và có độ ẩm nhất định, không bị nhớt dính.
Chuyên gia Beauchamp nói: “Thịt lợn bị hỏng đồng nghĩa với các protein trong thịt bị phá vỡ cấu trúc, khiến thịt bị nhớt”.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo nếu thịt có dấu hiệu này mọi người tuyệt đối không nên sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe.
Nếu thịt xuất hiện các mảng màu xám, xanh hoặc nâu và phần mỡ của miếng thịt chuyển sang màu vàng thì có nghĩa thịt đã bị hư hỏng.
Nếu phát hiện nấm mốc trên thịt, bạn nên vứt bỏ miếng thịt ngay lập tức.
Thịt bị hôi và cách xử lý
Bạn có thể mua nhầm thịt không đủ tươi ngon, khiến hương vị món ăn bị ảnh hưởng. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người sau khi mua thịt về không nên dùng tay rửa thịt sống với nước lã bình thường vì đó là hành động giúp lây lan vi khuẩn có hại ra bồn rửa, nhà bếp và cả bàn tay của bạn. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe lại có thể khử mùi hôi của thịt, bạn hãy làm theo cách sau.
Dùng 3-4 củ hành khô đã bóc vỏ sạch sẽ và đập dập thả vào rồi nước, cho luôn miếng thịt vào đun sôi trong vòng 3 phút bởi hành sẽ giúp khử mùi hôi cực tốt.
Sau đó bạn cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi đổ bỏ nước đi và lấy miếng thịt ra rửa lại và để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa. Lúc này, bạn có thể thái thịt và chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Còn nếu muốn làm món thịt luộc được trắng và không bị thâm lại sau khi vớt ra để ngoài không khí thì bạn hãy làm thêm bước nữa là cho ít muối và vài giọt dấm vào nồi nước.
Sau đó, thả miếng thịt vào, để nước sôi khoảng 3 phút rồi vớt thịt ra, rửa thịt lại bằng nước ấm cho thật sạch.
Sau đó đun sôi một nồi nước khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín, bạn sẽ có món thịt lợn luộc thơm ngon, hấp dẫn và đẹp như ý.
Những lưu ý an toàn khi sơ chế thịt lợn
Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm lây nhiễm từ lợn sang người rất cao nếu trong quá trình chế biến không đảm bảo quy trình sơ chế và chế biến. Dưới đây là một vài lưu ý khi làm thịt lợn để an toàn cho sức khỏe và phòng tránh liên cầu lợn:
- Đeo găng tay chuyên dụng khi chế biến thực phẩm: Khi chế biến thịt lợn, bạn nên đeo găng tay chuyên dụng để tránh nhiễm vi khuẩn, đặc biệt khi tay bạn có vết thương hở hoặc nhiễm trùng trên da.
- Sau khi chế biến thịt lợn nên rửa tay với xà phòng: Bạn nên rửa tay với xà phòng sau khi chế biến thịt lợn để làm sạch và loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ít nhất trong 20 giây sau đó rửa lại bằng nước và lau khô bằng khăn giấy dùng 1 lần.
Trong quá trình chế biến và tay chưa được rửa sạch, bạn không nên dùng tay để dụi mắt hay tiếp xúc với các vết thương hở.
- Bảo quản thịt lợn đúng cách: Sau khi chế biến xong bạn nên để thịt vào trong hộp kín, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C hoặc thấp hơn. Để thịt sống riêng với thực phẩm đã nấu chín hoặc các thực phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn chéo.
- Thịt lợn nên được nấu chín kỹ: Đảm bảo thịt không còn phần hồng ở giữa, nhiệt độ bên trong thịt lên đến ít nhất 70 độ C để tiêu diệt vi khuẩn. Do vậy, mọi người không nên ăn những món tiềm ẩn nguy cơ như tiết canh hay thịt tái, nem chua...
- Vứt bỏ thịt nếu thấy thịt lợn có những dấu hiệu bất thường như có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
- Không để thịt chín tiếp xúc với thịt sống hoặc mặt bàn, dao cắt, thớt đã tiếp xúc với thịt sống mà chưa được làm sạch.