Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mất an toàn khi sử dụng bếp gas, cần đặc biệt lưu ý 6 điểm sau.
- 4 dấu hiệu cảnh báo bếp gas giống 'quả bom hẹn giờ', gọi thợ ngay kẻo cả nhà gánh họa
- Điều gì xảy ra nếu bạn đặt giấy vệ sinh vào tủ lạnh?
1. Đặt bình gas ở góc bếp kín khí
Một sai lầm phổ biến nhất đối với các gia đình ở thành phố đó là do diện tích nhà phố nhỏ hẹp nên hầu hết đều đặt bình gas ở góc bếp kín khí, hoặc do yếu tố thẩm mỹ mà để bình ga vào gậm tủ rồi đóng kín cửa.
Tuy nhiên việc đặt bình gas như thế này rất nguy hiểm bởi hầu hết những tai nạn nguy hiểm đều xảy ra khi dùng bếp gas, bình gas trong phòng kín.
Nếu gas trong bình bị rò rỉ sẽ khó ngửi thấy, hoặc khi hơi gas sẽ lan truyền, đẩy ôxy ra ngoài hết, dễ gây ngạt. Hơn nữa trường hợp xảy ra hỏa hoạn, khí CO2 sinh ra trong phòng kín dễ làm cho nạn nhân ngạt thở trước khi chết vì cháy.
2. Không quan tâm chất liệu kệ để bếp gas
Nhiều người thường ít quan tâm đến việc an toàn, mà đặt nặng vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên cần lưu ý không được làm hay trang trí bằng các chất liệu dễ cháy vì lửa từ bếp gas trong quá trình đun nấu rất dễ tiếp xúc với các chất liệu này và gây cháy nổ, gây nguy hiểm nếu bạn không kịp thời dập tắt lửa.
Ngoài ra, bếp gas nên đặt cách trần nhà từ 1 – 1.5 m, cách tường, đồ dùng khác khoảng 15 cm, cách các thiết bị điện tử ít nhất 1.5 m và tuyệt đối không đặt các vật dụng dễ cháy xung quanh bếp.
3. Quên khóa van bình gas
Một thói quen nhiều người sử dụng bếp gas hay mắc nhất đó chính là quên khóa van bình gas sau mỗi lần dùng bếp hoặc khóa van gas không đúng quy trình (tắt bếp rồi mới khóa gas nhưng vẫn còn gas trong dây dẫn).
Thực tế có nhiều trường hợp bình gas không khóa van, khí gas vẫn có trong dây dẫn, nếu không may dây dẫn thì thủng hoặc bị chuột cắn, khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài, gặp tia lửa điện sẽ gây hỏa hoạn khiến gia chủ không trở tay kịp.
Để giảm nguy cơ mất an toàn vì sơ ý với việc khóa van, người dùng nên chú ý đóng van gas cẩn thận sau khi nấu ăn, kiểm tra khóa bếp đúng quy trình (khóa gas trước khi tắt bếp).
4. Không chú ý kiểm tra dây dẫn gas
Dây dẫn gas bị dập, gãy là nguyên nhân phổ biến nhất dễ dẫn tới cháy nổ khí gas. Nên thường xuyên kiểm tra phụ kiện này thì để phát hiện được những sự cố như: dây bị xoắn, gập, dây bị chảy do để quá gần nguồn nhiệt, mối nối giữa dây dẫn và bếp gas bị lỏng, chuột cắn,…
Do vậy, để tránh nguy cơ rò rỉ khí gas, bạn cần định kỳ kiểm tra dây dẫn gas, tránh để dây quá gần bếp nấu hay các thiết bị tỏa nhiệt, không để dây bị xoắn, gập. Đồng thời, người dùng nên mua dây dẫn gas chính hãng để đảm bảo an toàn cho gia đình mình.
5. Mua bình gas ở cửa hàng không rõ trên tuổi
Người dùng thường có thói quen gần đâu thì gọi bình gas ở đó cho tiện mà không để ý tới cửa hàng uy tín.
Bởi đối với những cửa hàng không uy tín thường sang chiết lậu vào những loại bình không còn nguyên vẹn, dễ gây rò rỉ. Những loại gas bị pha làm tăng nguy cơ tai nạn hơn rất nhiều lần.
6. Không kiểm tra định kỳ bếp gas và các thiết bị có liên quan
Chúng ta ít có thói quen kiểm tra chất lượng đồ dùng, không quan tâm đồ dùng, thiết bị của mình đã dùng bao lâu, chỉ cần nó còn dùng được thì vẫn sẽ dùng tiếp cho đến khi nào bị hỏng. Tuy nhiêm cách suy nghĩ này làm tăng các nguy hiểm cho người dùng khi sử dụng bếp gas.
Vì bếp gas vận hành là nhờ vào việc sử dụng nhiên liệu là khí gas, khí gas nếu bị rò rỉ ra ngoài môi trường, tích tụ thành một lượng vừa đủ gặp tia lửa điện sẽ có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào.
Để bảo vệ chính mình và gia đình, bạn nên định kỳ kiểm tra bếp gas và các thiết bị có liên quan như các đường ống dẫn gas, bình gas, van… 2 tháng /1 lần.