Uống sữa đậu nành tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết rõ bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không để có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp.
- Chế độ ăn uống trong tháng thứ 9 thai kỳ
- Bà bầu nên ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng và tăng đề kháng phòng COVID-19?
Khi bắt đầu hành trình mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều dinh dưỡng nên bên cạnh các món ăn bồi bổ hàng ngày, sữa cũng là nguồn năng lượng cần thiết cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, vừa để tiếp sức cho mẹ, vừa hỗ trợ thai nhi phát triển. Vậy, Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không.
Giữa các loại sữa đa dạng, những ai thích uống sữa đậu nành sẽ không cần lo lắng mang thai 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không. Vì đây chính là nguồn sữa dinh dưỡng, không chứa chất đạm, chất béo động vật cho mẹ bầu an tâm sử dụng trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
1. Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành
Sữa đậu nành là loại sữa có nguồn gốc thực vật, được làm ra từ hạt đậu nành tự nhiên nên bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành phù hợp cho rất nhiều người. Dù mẹ bầu ăn chay hay bị dị ứng lactose đều dùng được.
So với sữa bò, sữa đậu nành chứa lượng protein tương đương, ít hàm lượng canxi nhưng cũng ít chất béo bão hòa hơn và không chứa thành phần lactose, casein.
Cụ thể, giá trị dinh dưỡng có trong 100ml sữa đậu nành gồm có: 58.3kcal năng lượng, 3.6g protein, 2g cacbohydrat, 1.61g chất béo bão hòa, 0.8g chất xơ cùng các thành phần omega-3, vitamin A, C, D, E, K, vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm, natri, magie, mangan… có lợi khác.
Đặc biệt, sữa đậu nành còn chứa các hợp chất nguồn gốc thực vật quý giá như isoflavones chống oxy hóa, saponins giảm cholesterol hiệu quả.
2. Những công dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu
- Cung cấp protein lành mạnh
Mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung protein nhưng thay vì nạp vào cơ thể protein động vật khó hấp thụ, dễ tồn đọng hợp chất cặn xấu thì uống sữa đậu nành sẽ giúp mẹ bầu dung nạp nguồn protein thực vật lành mạnh, tốt cho sức khỏe cả mẹ và con.
- Cải thiện tình trạng tiêu hóa, giảm táo bón
Sữa đậu nành cung cấp chất xơ giúp hoạt động của hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, giảm thiểu tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai.
- Chống loãng xương cho mẹ, hỗ trợ hình thành và phát triển hệ xương cho con
Một chế độ ăn uống giàu canxi rất cần thiết trong thai kỳ nên việc uống sữa đậu nành sẽ phòng ngừa thiếu hụt canxi. Nhờ đó, mẹ bầu tránh bị loãng xương còn thai nhi thì hình thành và phát triển hệ xương chắc khỏe, ổn định, tránh bị còi xương, nhẹ cân khi ra đời.
- Tích cực chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch
Không cần lăn tăn bầu 3 tháng đầu có được uống sữa đậu nành, bởi nhờ các thành phần chống oxy hóa có trong sữa đậu nành, các gốc tự do xấu trong cơ thể suy giảm, sức đề kháng nâng cao, bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa do thai kỳ gây ra cho mẹ bầu.
- Bảo vệ hệ tim mạch, kiểm soát chỉ số huyết áp
Hàm lượng cholesterol thấp nhưng nhiều axit béo không no giúp mẹ bầu ngăn ngừa mỡ bám vào mạch máu, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, điều chỉnh huyết áp cân bằng, bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh trong quá trình mang thai.
- Tốt cho thị lực
Thành phần vitamin A có trong sữa đậu nành giúp tăng cường thị lực, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe cho cả mẹ và con.
- Chăm sóc làn da mịn đẹp cho mẹ bầu
Khi mang thai, mẹ bầu khó tránh khỏi các vấn đề về da nên bổ sung vitamin dồi dào từ sữa đậu nành chính là cách chăm sóc, cải thiện sắc tố da hiệu quả mà vẫn cung cấp dinh dưỡng, không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Những mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành
Dù đã biết bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không cùng những lợi ích sức khỏe nhưng trong một số trường hợp, mẹ bầu cần hạn chế uống sữa đậu nành để đảm bảo sức khỏe hai mẹ con:
Mẹ bầu có hệ tiêu hóa yếu, dễ bị đầy bụng, khó tiêu thì khi uống sữa đậu nành sẽ thấy khó chịu hơn nên cần hạn chế uống loại sữa này.
Vì hàm lượng protein trong sữa đậu nành cao nên có thể phản ứng khiến tình trạng viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn, khó thở của mẹ bầu trở nặng nên nếu mắc các dấu hiệu này thì mẹ cũng cần chú ý tránh xa.
Thành phần oxalat có trong sữa đậu nành tuy không nhiều nhưng cũng có thể kết hợp với canxi gây sỏi thận nên mẹ bầu mắc các vấn đề về thận sẽ không thích hợp sử dụng sữa đậu nành.
4. Mẹ bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành như thế nào cho đúng?
Theo các chuyên gia, mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên uống khoảng 0.5l sữa đậu nành/ ngày, tốt nhất nên chia làm 2 lần uống, mỗi lần khoảng 250ml sữa đậu nành là vừa. Nên hạn chế uống một lượng lớn sữa đậu nành cùng lúc, vì có thể gây chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Không nên uống sữa đậu nành lúc đói bụng, nên uống sau bữa ăn 30 phút để các thành phần dinh dưỡng được hấp thụ tối đa, không chuyển thành nhiệt hoặc biến chất gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.
Nếu muốn uống sữa đậu nành trong bữa phụ thì mẹ bầu nên ăn thêm thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, bánh mì, bánh ngọt… lót dạ trước.
Lưu ý, bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành không nên dự trữ sữa đậu nành quá lâu trong tủ lạnh. Trước khi uống có thể đun nóng để đảm bảo an toàn, không nhiễm khuẩn, bảo vệ hệ tiêu hóa. Nên kiểm tra thời hạn sử dụng hoặc màu sắc, mùi vị trước khi uống.
Một số thực phẩm “chống chỉ định” dùng chung với sữa đậu nành cần nhớ:
Đường nâu: Dù muốn sữa đậu nành ngọt hơn cho hợp khẩu vị thì mẹ bầu cũng đừng nên pha thêm đường nâu kẻo bị đau bụng, đầy hơi.
Trái cây có múi nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi…, vì thành phần protein dồi dào có trong sữa đậu nành sẽ bị mất tác dụng khi có sự xuất hiện của các loại trái cây này.
Trứng: Kết quả từ sự kết hợp của trứng và sữa đậu nành chính là chất kết tủa khiến cơ thể không dung nạp được các chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, không tránh khỏi trường hợp mẹ bầu bị dị ứng với đậu nành thì dù sữa đậu nành bổ dưỡng, hấp dẫn thì cũng không nên dùng. Trong trường hợp uống sữa đậu nành vào cảm thấy ngứa, ho, khó thở… thì mẹ bầu cần dừng lại, theo dõi phản ứng và đi khám kịp thời.
Tuy trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm sữa đậu nành tiện lợi, dễ dùng nhưng nếu có thời gian, mẹ bầu có thể chủ động tự chế biến sữa đậu nành đảm bảo chất lượng, an toàn để sử dụng mỗi ngày.
Nếu tự làm sữa đậu nành tại nhà thì mẹ bầu nên sử dụng trong khoảng 1-2 ngày, bảo quản trong tủ lạnh đúng cách và tránh để lâu tiềm ẩn nguy bị hỏng hoặc nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, hiện có nhiều thông tin cho rằng mẹ mang thai bé trai mà uống sữa đậu nành sẽ làm biến đổi giới tính của con. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy đây là thông tin chính xác.
Như vậy, sữa đậu nành là thức uống dinh dưỡng phổ biến được nhiều người ưa thích, với hàm lượng protein, lipit, axit amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu có nguồn gốc thực vật lành mạnh, an toàn.
Chỉ cần biết rõ bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không cùng những thông tin bổ ích trên đây, tin rằng mẹ bầu đã có thêm thức uống ngon lành, giàu dinh dưỡng bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày để vừa chăm sóc sức khỏe bản thân, vừa nuôi dưỡng con yêu phát triển mạnh khỏe, lớn khôn.