Rau muống mang đến nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe của người khỏe, còn với phụ nữ sau sinh thì sao? Ăn rau muống có mất sữa không? Hãy cùng tìm hiểu ngay câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
- Cây hoa bông tuyết và các lưu ý khi trồng tại nhà!
- 2 cách làm gà om coca thơm ngon, siêu hấp dẫn, ăn là ghiền tại nhà!
1. Ăn rau muống có mất sữa không?
Câu trả lời là KHÔNG. Rau muống cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai. Mặc dù vậy bà đẻ không nên ăn rau muống cho đến khi lành hẳn vết thương.
Nhắc đến rau muống ta sẽ nghĩ ngay đến nguyên liệu quen thuộc cho món ăn hàng ngày trong mâm cơm của người Việt. Đây là loại rau đồng thời cũng là một cây thuốc nam quý. Với chỉ vài nghìn đồng chúng ta sẽ dễ dàng có được một đĩa rau muống thơm ngon bổ dưỡng.
Có 2 loại rau muống là trắng và tía đều có thể trồng cả trên cạn và dưới nước. Đây là loại rau không chỉ thường được sử dụng làm món ăn mà còn dùng làm cây thuốc trong Đông y để chữa bệnh.
Sau khi sinh xong, thể trạng của chị em yếu hơn và hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn. Do đó, cần kiêng dùng những loại thực phẩm có tính hàn, mà rau muống lại nằm trong số đó. Ăn rau muống sau khi sinh không đúng thời điểm có thể khiến mẹ bị lạnh bụng, đi ngoài nhiều hơn. Điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến nguồn sữa của con.
Đối với những trường hợp mẹ đang bị ít sữa, mất sữa thì nên ăn các loại thực phẩm lợi sữa để tăng cường hoạt động của tuyến vú tiết sữa nhiều hơn.
2. Nên ăn rau muống khi nào sau sinh?
Mặc dù rau muống gây nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của các mẹ sau sinh nhưng một thời gian sau khi sinh là các mẹ đã có thể ăn chúng. Ăn rau muống sau sinh đúng cách sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, vừa giúp đa dạng hơn thực đơn bữa ăn hàng ngày. Vậy sau khi sinh bao lâu thì có thể ăn rau muống?
Thời gian kiêng cữ của phụ nữ sinh thường và sinh mổ sẽ khác nhau. Người sinh mổ cần kiêng lâu hơn và thời gian để hồi phục vết thương cũng khá chậm. So với sinh thường chỉ khâu vài mũi ở tầng sinh môn, sinh mổ là cả mấy chục mũi khâu nên dễ hình thành sẹo lồi xấu xí.
+ Với những mẹ sinh thường, chờ cho vết thương lành hẳn trong ít nhất 3 tháng mới nên ăn rau muống.
+ Sau khi sinh mổ mẹ nên kiêng ít nhất 6 – 7 tháng mới có thể ăn rau muống.
Qua khoảng thời gian này, mẹ có thể lại ăn rau muống bình thường. Mặc dù vậy, đối với những mẹ đang cho con bú nên lưu ý ăn ít để theo dõi phản ứng của con với loại rau đó có sao không.
Bên cạnh đó, cần lưu ý dù là sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng cần kịp thời bôi thuốc trị sẹo khi vết thương khô miệng để để tránh gây ra sẹo dài và thâm gây mất thẩm mỹ.
3. Công dụng của rau muống
Rau muống dễ ăn, dễ chế biến và là một trong những loại rau được sử dụng nhiều nhất trong các bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những lợi ích của loại rau này mang lại cho sức khỏe con người.
Rau muống thường được chế biến thành các món như: rau muống luộc, rau muống xào tỏi, rau muống xào thịt bò, rau muống nhúng lẩu… Đây là món ăn ngon và mang đến nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe.
Rau muống có tính mát và vị ngọt nhạt giúp giải độc, chữa táo bón, đái dắt. Đồng thời, cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất có nhiều lợi ích với những ai bị thiếu máu, loãng xương, thiếu máu, bà bầu, giảm táo bón.
Đồng thời, rau muống còn là thần dược với các công dụng hữu ích khác như:
- Giảm tình trạng thiếu máu: Thường xuyên ăn rau muống sẽ mang đến tác dụng điều trị bệnh thiếu máu, bổ sung sắt, đặc biệt là bà bầu cần bổ sung sắt cho con.
- Giảm cholesterol: Rau muống giúp giảm mỡ máu và hỗ trợ giảm cân rất tốt cho người béo phì. Có hiệu quả giúp giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
- Trị khó tiêu, táo bón: Rau muống cung cấp hàm lượng chất xơ cao nên giúp điều trị khó tiêu, giảm chứng táo bón, nhuận tràng.
- Tốt cho mắt: Trong rau muống có chứa giàu vitamin B1, B2, protid, glucid, cellulose. Đây chính là những dưỡng chất thiết yếu rất tốt cho đôi mắt.
- Chống vàng da
- Phòng chống ung thư
- Ngăn ngừa tiểu đường
- Bảo vệ hệ tim mạch
- Giúp tóc chắc khỏe
- Cung cấp hàm lượng vitamin C, A, carotenoid, lutein có tác dụng làm sáng da, giảm nhăn, ngăn ngừa lão hóa da
Bên cạnh đó, rau muống còn có hiệu quả chữa đau răng, đau bụng kinh, chảy máu mũi. Chính bởi mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nên rau muống được dùng chế biến nhiều trong mâm cơm gia đình.
4. Tác hại khác khi phụ nữ sau khi sinh ăn rau muống
Tới 90% thành phần trong rau muống là nước còn lại là chất xơ, protein và vitamin C, E, sắt, kẽm, magie,... Có thể nói là rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những chị em vừa sinh đẻ xong. Mặc dù vậy, loại rau này có chứa một số thành phần có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sắc đẹp của chị em.
+ Ăn rau muống sau khi sinh gây sẹo lồi
Đối với các vết thương hở, nên kiêng ăn các loại thực phẩm gây sẹo lồi, mưng mủ. Rau muống có thể khiến các vết thương trở nên nhấp nhô, lồi lõm.
Bên cạnh đó, rau muống còn chứa các chất kích thích khiến các sợi collagen ở vùng da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng. Mặc dù vậy, chúng được sắp xếp lại một cách chồng chéo, lộn xộn sẽ dẫn đến hình thành những mô cứng gọi là sẹo lồi.
+ Ăn rau muống sau khi sinh dễ gây ngộ độc vì nhiều thuốc
Ăn rau muống chưa chín kỹ có thể khiến mẹ gặp phải các triệu chứng như khó tiêu, dị ứng, đau bụng hay tiêu chảy. Lý do bởi rau muống có chứa ký sinh trùng Fasciolopsis buski.
Bên cạnh đó, loại rau này dễ bị phun thuốc nhiều. Sẽ rất nguy hiểm đối với hệ tiêu hóa còn non yếu khi rau không được rửa sạch sẽ, đun sôi nấu chín. Do đó, các mẹ sau sinh cần cẩn thận khi ăn rau muống sau sinh.
Như vậy chị em đã có thể nắm được sau khi ăn rau muống có gây mất sữa không. Mặc dù ăn rau muống không gây mất sữa và mang đến nhiều lợi ích tốt cho mẹ sau sinh nhưng cần tránh ăn rau muống ở thời điểm đầu sau sinh để tránh sẹo lồi.
Tóm lại, trên đây là một vài thông tin về tác dụng và tác hại của rau muống. Bất kỳ thực phẩm nào cũng có 2 mặt lợi – hại mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng. Hy vọng rằng với những thông tin vừa được chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ không còn bận tâm về việc ăn rau muống có mất sữa không và khi nào ăn là tốt nhất và hiểu hơn về lợi ích cũng như tác hại rau muống nhé!