Bát đĩa là vật trung gian đưa thức ăn vào cơ thể con người. Vì thế vệ sinh bát đĩa sạch sẽ và đúng cách là điều quan trọng không kém với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Song liệu bạn có chắc mình và người thân đã biết rửa bát đúng cách hay chưa? Và những sai lầm sau đây khi làm công việc đơn giản này liệu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của cả gia đình bạn?
- Một bộ phận của con lợn dù bị nhiều người chê bẩn nhưng được ví như "thần dược" bổ sung Sắt, ăn vô cùng ngon, lại góp phần chống được nhiều bệnh
- Sai lầm trầm trọng khi ăn đậu phụ khiến cơ thể dễ mắc bệnh tiềm ẩn nhưng nhiều người vẫn vô tư duy trì hàng ngày
Tham rẻ
Chính vì tâm lý thấy hàng rẻ thì mua mà bạn vô tình chuốc họa vào thân. Nước rửa chén giá rẻ đều không có nguồn gốc xuất cứ rõ ràng, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa rất nhiều hóa chất độc hại, nếu sử dụng lâu ngày, nhẹ thì da bạn bị ngứa, khô, nặng hơn có thể bị ung thư da và một số căn bệnh khác như viêm phổi, suy hô hấp và nghiêm trọng hơn là tác động đến hệ thần kinh, bệnh thần kinh.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, hãy chọn nước rửa chén của các công ty lớn có nguồn gốc tự nhiên, xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng, đó cũng chính là lựa chọn đúng đắn của những người nội trợ thông minh.
Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén dĩa
Nếu bạn có thói quen đổ trực tiếp nước rửa chén lên bề mặt chén dĩa, nồi, chảo…trong mỗi lần rửa thì hãy nhanh chóng bỏ đi ngay. Cách làm đó có vừa gây lãng phí, vừa làm các hóa chất sẽ rất khó được rửa sạch với nước. Khi chén dĩa được tái sử dụng, những hóa chất đó sẽ dính vào thức ăn, đi vào cơ thể và lâu ngày sẽ gây bệnh
Thay vì đổ trực tiếp, hãy pha loãng nước rửa chén vào khay riêng, dùng miếng rửa chén đánh bọt lên rồi sử dụng, đó cũng chính là cách để bạn giữ cho mình một sức khỏe thật tốt.
Sau khi rửa chỉ tráng qua loa
Những người nội trợ bận rộn thường hay mắc phải lỗi nghiêm trọng này một phần vì không có thời gian chùi rửa kỹ, một phần vì theo cảm quan của mình, chỉ cần thấy không còn bọt nữa nghĩa là bát dĩa đã sạch. Tuy nhiên, các hóa chất vẫn còn bám lại trên đó nếu chỉ tráng qua loa. Vì vậy cách tốt nhất sau khi rửa, bạn hãy tráng thật kỹ chén dĩa từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch.
Với máy xay sinh tố, sau khi vệ sinh cối xay bằng nước rửa chén, bạn hãy tráng lại bằng nước sạch thật nhiều lần vì trong cối xay có những ngách nhỏ khó rửa, nếu chỉ tráng sơ qua thì hóa chất vẫn còn bám trên đó.
Ngâm đồ đựng thức ăn trong nước rửa chén quá lâu
Chén, dĩa, xoong, nồi… dính vết bẩn khó chùi và bạn quyết định ngâm chúng trong nước rửa chén pha loãng để qua đêm, đó thật là một sai lầm tai hại. Cách làm này chỉ khiến nguy cơ các hóa chất ngấm vào chén dĩa càng cao. Thậm chí với một số loại muỗng, đũa làm bằng tre nếu đã ngấm hóa chất trong thời gian dài thì không thể rửa sạch được.
Lạm dụng quá nhiều nước rửa chén
Không phải cứ đổ càng nhiều nước rửa chén thì bát dĩa sẽ càng sạch mà ngược lại, chúng còn gây ra nhiều tác hại không mong muốn cho sức khỏe vì các hóa chất có trong nước rửa chén chắc chắn sẽ còn lưu lại trên dụng cụ tẩy rửa. Tốt nhất bạn không nên lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần sử dụng, vừa hạn chế tình trạng lãng phí vừa an toàn cho sức khỏe và môi trường sống.
Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ
Chén, dĩa hoặc đồ sứ bị nứt, khi dùng nước tẩy để rửa sạch, khả năng hóa chất còn bám lại trên bề mặt bị sứt mẻ rất cao, dù tráng lại bằng nước cũng khó sạch triệt để. Sử dụng lâu ngày các hóa chất còn bám trên đồ ăn bị sứt mẻ có thể làm bạn bị ngộ độc mãn tính, gây tổn thương nội tạng như tổn thương ruột, bệnh thần kinh, suy gan, suy thận hay nguy hiểm nhất là ung thư.