Cải bó xôi vốn là loại rau xanh ngon, vô cùng quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Nhưng cải bó xôi chỉ ngon nhất, phát huy được công dụng tốt nhất nếu được kết hợp nguyên liệu đúng cách thôi nhé! Vậy cải bó xôi kỵ gì? Câu trả lời sẽ có ở ngay bài viết dưới đây nhé!
- Cách làm mực xào ớt chuông giòn dai, đậm đà, chuẩn hao cơm tại nhà!
- 2 cách làm gỏi cuốn chay siêu tươi ngon, hấp dẫn và đơn giản tại nhà!
Nội dung bài viết
- I. Cải bó xôi là gì?
- II. Cải bó xôi có tác dụng gì?
- III. Cải bó xôi kỵ với gì?
- IV. Những người không nên ăn cải bó xôi
- V. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cải bó xôi
I. Cải bó xôi là gì?
Cải bó xôi hay còn có tên gọi là rau chân vịt hay rau bina. Đây là loại thực phẩm có nguồn gốc từ các nước khu vực Tây Nam Á. Ở Việt Nam, loại cây này phổ biến ở các tỉnh miền Trung.
Hiện nay, có 3 loại cải bó xôi bao gồm:
- Cải bó xôi Savoy: Có màu xanh đậm, lá xoăn và nhăn nheo.
- Cải bó xôi dẹt, lá trơn: Giống như tên gọi của nó, có lá rộng, nhẵn, dễ rửa sạch.
- Cải bó xôi Semi- savoy: Đây là một giống lai với cải bó xôi Savoy.
Loại rau này thường mang màu xanh đậm, cuống nhỏ và các lá thường chụm lại. Cây có thân mềm, thường được dùng để chế biến các món ăn trong thực đơn mỗi ngày. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong cải bó xôi còn rất cao, bao gồm các chất dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin A, Vitamin E, C, chất chống oxy hóa và tăng cường sản sinh các tế bào tốt cho sức khỏe,...Chẳng vậy mà cải bó xôi còn được xem như nguồn dược liệu thơm ngon, hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh tật cho người thưởng thức ở mọi độ tuổi.
II. Cải bó xôi có tác dụng gì?
Nhờ vào thành phần dinh dưỡng tuyệt vời được kể ở trên, cải bó xôi xứng đáng là "thực phẩm vàng" đến từ tự nhiên mà chúng ta nhất định không nên bỏ lỡ nhé:
1. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Trong cải bó xôi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có hiệu quả cao trong giảm lượng đường trong máu, tăng khả năng nhận biết của cơ thể đối với hormone insulin và ngăn ngừa oxy hóa ở bệnh nhân tiểu đường hiệu quả.
2. Tốt cho da và tóc
Nhờ thành phần giàu vitamin A - hợp chất cần thiết cho quá trình bài tiết chất nhờn nuôi dưỡng tóc và sự phát triển của các mô cơ (bao gồm cả da và tóc), nên việc bổ sung cải bó xôi vào thực đơn chính là một cách dưỡng tóc và da an toàn và hiệu quả từ sâu bên trong đấy nhé.
Bên cạnh đó, hầu hết các loại rau lá sẫm màu như rau bina thường rất giàu vitamin C và sắt - dưỡng chất thiết yếu giúp hình thành và duy trì collagen, từ đó điều chỉnh cấu trúc của da và tóc, đồng thời khắc phục nguyên nhân gây rụng tóc cho chị em.
3. Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung nhiều thực phẩm giàu beta-carotene (như đào, bông cải xanh, dưa đỏ, bí đỏ, cà rốt và đặc biệt là rau bina) sẽ giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hơn so với những người hiếm khi ăn những thực phẩm này.
4. Giúp điều hòa huyết áp
Quá nhiều natri và thiếu kali trong cơ thể chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị cao huyết áp. Trong khi đó, cải bó xôi lại có chứa hàm lượng kali cao, giúp kiểm soát hàm lượng natri trong máu vô cùng hiệu quả. Các bệnh nhân bị huyết áp cao nhất định không thể bỏ qua nguồn thực phẩm thơm ngon này nhé!
5. Tốt cho sức khỏe xương
Trong loại rau này có chứa hàm lượng cao Vitamin K giúp xương chắc khỏe. Không chỉ vậy, thành phần trong cải bó xôi còn giúp hỗ trợ quá trình tạo xương, thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi của xương và giảm hàm lượng canxi trong nước tiểu nữa đấy.
6. Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong cải bó xôi có chứa hàm lượng cao chất xơ và nước, có hiệu quả ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy tiêu hóa vô cùng hiệu quả.
7. Ngăn ngừa ung thư
Hàm lượng chất diệp lục trong rau bina rất cao sẽ giúp ngăn chặn việc sản xuất các amin dị vòng khi thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao. Từ đó, giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Không chỉ vậy, kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, trong cải bó xôi có chứa 10 loại flavonoid khác nhau, giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt vô cùng hữu hiệu nữa đấy, quả là thần kỳ phải không nào?!
Tuy nhiều công dụng là thế, nhưng muốn thu được hết những giá trị hữu ích này, các chị em cần biết kết hợp cải bó xôi một cách hợp lý, đồng thời tránh kết hợp với những thực phẩm kỵ nhé!
III. Cải bó xôi kỵ với gì?
Để tránh làm mất những giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời từ cải bó xôi, chúng ta không được nấu cải bó xôi với một số loại thực phẩm sau:
- Cải bó xôi kỵ với tôm
Trong cải bó xôi có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tuy nhiên trong đó lại chứa chất axit Phytic còn tôm là thực phẩm có chứa nhiều canxi, nếu kết hợp 2 loại thực phẩm này lại sẽ tạo thành muối mặn và khiến cơ thể không những không thể hấp thụ canxi mà còn đào thải các chất hữu ích ra khỏi cơ thể. Các chị em cần tránh sự kết hợp này nhé!
- Cải bó xôi kỵ với khoai lang
Trong khoai lang và cải bó xôi đều chứa nhiều chất axit phytic. Tương tự với tôm: axit liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Canxi khiến cơ thể không thể hấp thụ được và bị đào thải các muối mới dưới hình thức các chất thải.
Chính vì vậy, tuyệt đối không cho các loại thực phẩm như: hải sản hay khoai lang vào khi chế biến cải bó xôi. Tránh gây ra các phản ứng phụ gây hại cho cơ thể trong quá trình sử dụng loại rau này.
- Cải bó xôi kỵ với đậu phụ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cả đậu phụ và cải bó xôi đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, với công dụng vừa giúp làm mát cơ thể vừa là lựa chọn phù hợp với đa số người sử dụng. CỤ thể, ăn cải bó xôi sẽ giúp bổ máu và dạ dày tiêu hóa tốt. Còn đậu phụ là thực phẩm có hiệu quả thanh lọc cơ thể, bổ khí, đào thải độc tố tốt và bổ sung nước hiệu quả cho cơ thể.
Tuy nhiên nếu có dạ dày và lá lách yếu thì bạn tuyệt đối không kết hợp ăn hai loại thực phẩm này, bởi sự kết hợp này sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy cấp.
- Cải bó xôi kỵ với sữa đậu nành
Trong cải bó xôi có chứa vitamin gây cản trở giải phóng nguyên tố đồng vi lượng có trong hạt đậu nành, từ đó gây tiêu hao hàm lượng dinh dưỡng có chứa trong thực phẩm này.
Bên cạnh đó, ngoài việc có chứa hàm lượng sắt vi lượng lớn, trong cải bó xôi còn chứa một lượng lớn axit oxalic. Còn trong đậu nành chủ yếu chứa chất đạm, chất béo và canxi. Nên nếu hai loại nguyên liệu này nếu kết hợp với nhau thì sẽ làm giảm lượng canxi có trong thức ăn. Không chỉ khiến thức ăn chậm phát huy dinh dưỡng mà còn gây nên vô số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Cải bó xôi kỵ với bí đỏ
Không nên kết hợp bí đỏ và cải bó xôi bởi hàm lượng lớn enzyme trong bí đỏ sẽ gây phân giải Vitamin C, làm tiêu hao phần lớn hàm lượng Vitamin C có ở trong cải bó xôi và làm giảm giá trị dinh dưỡng của các món ăn.
- Cải bó xôi kỵ với dưa leo
Tương tự như vậy, trong dưa leo có chứa chất xúc tác - chất phân giải của vitamin C. Do đó, nếu kết hợp ăn dưa leo với cải bó xôi sẽ khiến làm mất đi công dụng vốn có của cải bó xôi đem lại.
- Cải bó xôi kỵ với phomai
Khi kết hợp ăn phomai với cải bó xôi, chất oxalic acid tác dụng với canxi có trong phomai hình thành nên chất calcium oxalate, gây làm chậm quá trình hấp thụ kẽm của cơ thể. Đồng thời, lượng kẽm ngưng tụ sẽ được chuyển hóa sang dạng sỏi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá của người dùng.
- Cải bó xôi kỵ với giấm
Lượng Oxalic acid trong cải bó xôi khi kết hợp với acid hữu cơ trong giấm sẽ dẫn đến cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể và còn gây hại cho răng.
- Cải bó xôi kỵ với lươn
Việc ăn chung cải bó xôi với thịt lươn có thể bị tiêu chảy. Bởi khi axit oxalic trong rau cải bó xôi sẽ kết hợp với canxi trong thịt lươn sẽ tạo thành tinh thể canxi oxalat - là chất có thể gây ngộ độc, khó tiêu, nóng rát, ngứa ngáy, có hại cho sức khỏe.
IV. Những người không nên ăn cải bó xôi
Cải bó xôi là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Dưới đây là các trường hợp không nên ăn cải bó xôi mà các chị em cần biết:
- Người mắc bệnh đái tháo đường
Cải bó xôi có công dụng giúp giảm lượng đường ở trong máu. Chính vì vậy, dùng cải bó xôi sẽ khiến giảm lượng đường trong máu xuống thấp đối với những người bị bệnh đái tháo đường. Do đó, người bị bệnh tiểu đường cần phải có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ khi sử dụng cải bó xôi.
- Người mắc bệnh thận
Tuyệt đối không nên sử dụng cải bó xôi đối với các bệnh nhân mắc bệnh thận. Bởi trong cải bó xôi có chứa hàm lượng kali cao - một hợp chất khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn. Các chị em cần đặc biệt lưu ý nhé!
- Người mới trải qua phẫu thuật
Theo khuyến cáo, tốt nhất là không nên ăn cải bó xôi ít nhất 2 tuần trước và sau khi thực hiện phẫu thuật.
- Người bị bệnh gout
Theo các chuyên gia, trong cải bó xôi có chứa hàm lượng purin cao, làm tăng nồng độ axit uric trong máu, nên thực phẩm này rất không phù hợp cho người bị gout. Nên thay vì cải bỏ xôi, bạn có thể chọn các loại thực phẩm khác như: rau cải ngọt nhé.
V. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cải bó xôi
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng cải bó xôi mà các chị em cần biết:
- Không nên ăn cải bó xôi khi sống, vì sẽ ảnh hưởng đến đường ruột.
- Trước khi chế biến cải bó xôi, cần rửa sạch và ngâm muối.
- Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, nên chế biến cải bó xôi ở nhiệt độ vừa phải.
- Không ăn cải bó xôi quá nhiều cùng một thời điểm, kẻo sẽ gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.
- Không chế biến cải bó xôi với các thực phẩm chứa nhiều canxi: như các loại hải sản,…
Trên đây là tất tần tật mọi thông tin về công dụng và các lưu ý cũng như câu trả lời chi tiết cho câu hỏi "cải bó xôi kỵ gì". Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các chị em sẽ biết cách sử dụng và kết hợp cải bó xôi thích hợp, để thu được nguồn dinh dưỡng và các công dụng hữu ích nhất nhé! Chúc các chị em thành công!