Vì những sai lầm khi áp dụng phương pháp ăn kiêng 16/8 mà cô gái đã phải chịu một số hậu quả không đáng có.
- Đi bộ 10.000 bước/ngày, kết quả sau 1 tháng khiến tôi sốc không nói nên lời: Cơ thể thay đổi 4 điểm thấy rõ
- Ai cũng từng gặp những hiện tượng này khi ngủ nhưng không ngờ là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 là phương pháp nhịn ăn giảm cân khá phổ biến trong những năm gần đây. Đặc biệt khi nó được đánh giá cao trên các tạp chí y khoa hàng đầu và nhiều bác sĩ nổi tiếng xác nhận hiệu quả.
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 (Intermittent Fasting 16/8) là biện pháp giảm cân bằng tiêu thụ các loại thực phẩm chứa calo trong 8 giờ/ngày và ăn kiêng trong 16 giờ còn lại.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được hiệu quả từ phương pháp này. Có nhiều người vì áp dụng sai không chỉ không mang lại hiệu quả giảm cân đáng kể mà còn khiến cơ thể chịu những tổn thương.
Bác sĩ Chử Bách Tinh (Trung Quốc) đã giới thiệu về những trường hợp lâm sàng bản thân gặp phải.
Trường hợp đầu tiên là hai mẹ con cùng thực hiện phương pháp 16/8. Người mẹ chọn bỏ bữa sáng và ăn vào bữa trưa - tối. Khi mới bắt đầu, bà cảm thấy rất đói nhưng vẫn cố gắng vượt qua. Sau một tháng thực hiện, bà giảm khoảng 3kg, cảm giác đói cũng giảm bớt rất nhiều. Dù có người ngồi ăn bên cạnh cũng không bị "cám dỗ". Cuối cùng, người mẹ giảm được khoảng 6 kg.
Tuy nhiên, người con gái dù cũng thực hiện phương pháp 16/8 nhưng lại chỉ giảm được 1kg. Cô gái cho biết, bản thân thực sự kiểm soát thời gian ăn theo quy định nhưng vẫn không thành công. Sau đó bác sĩ phát hiện, trong 8 tiếng có thể ăn uống, cô gái đã ăn tất cả những thứ mình muốn như đồ chiên rán dầu mỡ, đồ ngọt... và cố gắng ăn càng nhiều càng tốt để bù đắp cho khoảng thời gian nhịn.
Bác sĩ Chử Bách Tinh cho biết, nguyên nhân chính là bởi cô gái đã hấp thụ một lượng lớn thực phẩm có chỉ số đường huyết, tinh bột tinh chế cao. Nếu ăn liên tục, insulin sẽ được tiết ra liên tục và hình thành tình trạng kháng insulin, mỡ sẽ tích tụ nhanh hơn.
Chính vì vậy, trong thời gian được phép ăn của phương pháp 16/8 vẫn phải phân chia khoảng cách giữa các bữa vô cùng rõ ràng. Ví dụ thời gian bắt đầu và kết thúc là hai bữa chính, cố gắng không ăn giữa thời điểm đó.
Ngoài ra, cũng cần kiểm soát thức ăn có hàm lượng đường huyết, tinh bột tinh chế cao. Vẫn cần ăn uống dựa trên nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng.
Trường hợp thứ hai bác sĩ Chử Bách Tinh đưa ra là một nữ bệnh nhân 25 tuổi. Do công việc thường xuyên phải làm ca đêm nên thời gian ăn thông thường của cô khi áp dụng phương pháp 16/8 là từ khoảng 10 - 11 giờ đêm cho bữa đầu tiên và 5 - 6 giờ sáng cho bữa thứ 2.
Do thời gian dùng bữa vào tối muộn nên rất khó để mua được các thực phẩm lành mạnh. Chính vì vậy, cô chủ yếu sử dụng các món như gà rán, bánh mì kẹp thịt. Cô gái cho biết, bản thân gần như không ăn gì cả ngày và chỉ ngủ. Cuối cùng cô tăng đến 20kg sau một năm áp dụng chế độ ăn kiêng 16/8.
Bác sĩ Chử Bách Tinh cho biết, nhiều bệnh nhân cho rằng chỉ cần nhịn ăn 16 tiếng là được. Tuy nhiên, thời điểm sai và thực phẩm sai cũng có thể dẫn đến kết quả sai lệch. Vấn đề của cô gái trên nằm ở chỗ, sau 9 giờ tối là thời điểm vàng để các cơ quan nội tạng nghỉ ngơi, chữa lành và tăng cường mọi quá trình trao đổi chất, bao gồm cả đường và chất béo. Tuy nhiên, do làm việc ca đêm lại cộng thêm việc ăn uống những thực phẩm nhiều dầu mỡ, tinh bột đã tạo thêm nhiều gánh nặng cho cơ thể.
Đồng thời, qua thăm khám, bác sĩ Chử Bách Tinh cũng cho biết cổ cô có xuất hiện cặn melanin. Đây là dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng cao và có hiện tượng kháng insulin. Điều này tương đương với cảnh báo trong cơ thể có một số bệnh mãn tính sắp phát sinh.
Bác sĩ cho biết, cô gái nên nhanh chóng điều chỉnh thời gian ăn, một bữa vào 5 giờ sáng và một bữa vào 3 giờ chiều. Đồng thời, cũng nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ cũng như protein chất lượng cao, tránh những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, chất béo và cân bằng dinh dưỡng.
Nguồn: ETtoday