Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 75 triệu đồng nhưng luật sửa đổi đề xuất nâng cao gấp đôi, lên mức 150 triệu đồng.
- Những trường hợp sau cần làm lại ngay CCCD gắn chip nếu không sẽ bị phạt tiền lên đến 500.000 đồng
- Từ 1/1/2025, sửa đổi quy định về đèn giao thông, không biết sẽ bị phạt tiền triệu
Đề xuất cho bán ngay phương tiện tạm giữ vi phạm để giảm tải kho bãi
Theo thông tin từ VnExpress: Sáng 28/4, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dự luật bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu không đến nhận và không xác định được người sử dụng hợp pháp.
Các trường hợp cho phép bán ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ: Tang vật có thời hạn sử dụng dưới 6 tháng tính từ thời điểm bị tạm giữ và không có điều kiện bảo quản kỹ thuật phù hợp; dễ bị hư hỏng, suy giảm chất lượng; có nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; không có địa điểm bảo quản đáp ứng điều kiện kỹ thuật và không thể thuê kho, bãi, phương tiện bảo quản phù hợp.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho rằng quy định này góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải quản lý tang vật và giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.
Tiền thu được từ việc bán tang vật, phương tiện sẽ gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu hết thời hạn quy định, người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý tang vật, phương tiện không đến nhận thì tiền thu được nộp vào ngân sách nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng ủng hộ giải pháp khắc phục bất cập, song đề nghị rà soát kỹ lưỡng do liên quan đến quyền sở hữu tài sản của công dân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cũng đồng tình với sự thận trọng, nhưng cho rằng cần trao quyền xử lý có giới hạn cho cơ quan chức năng, đồng thời đảm bảo quy trình xử lý đúng đắn từ khâu lập biên bản.
Kho tang vật lớn nhất của TP HCM rộng hơn 20.000 m2 với 9 khu nhà hai tầng đạt chuẩn, có mái che và hệ thống phòng cháy chữa cháy, đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng nhiều năm qua. Nơi đây đang lưu giữ hơn 17.000 xe máy và ôtô vi phạm, vượt xa sức chứa. Công an TP HCM cho biết tình trạng tương tự xảy ra ở tất cả bãi giữ xe vi phạm trên địa bàn, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao.

Đề xuất tăng mức phạt tiền vi phạm giao thông đường bộ cao gấp đôi, PCCC cao gấp 4
Theo thông tin từ báo Thanh Niên: Ngoài việc xử lý tang vật, phương tiện, dự thảo luật cũng đề xuất bổ sung các lĩnh vực mới và tăng mức tiền phạt trong nhiều lĩnh vực.
Cụ thể, Chính phủ đề xuất bổ sung lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với mức tiền phạt tối đa là 30 triệu đồng; dữ liệu, công nghiệp công nghệ số mới mức tiền phạt tối đa là 200 triệu đồng.
Nhiều lĩnh vực tăng mức tiền phạt tối đa từ 2 - 4 lần. Như lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tăng từ 50 triệu đồng lên 200 triệu đồng; lĩnh vực an ninh mạng, an toàn thông tin mạng từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng.
Các lĩnh vực giao thông đường bộ tăng từ 75 triệu đồng lên 150 triệu đồng; lĩnh vực đê điều tăng từ 100 triệu đồng lên 250 triệu đồng, quản lý giá, nhà ở tăng từ 100 triệu đồng lên 150 triệu đồng…
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, cơ quan thẩm tra đề nghị thuyết minh làm rõ lý do bổ sung và cơ sở xác định mức phạt tiền tối đa trong từng lĩnh vực với một số lĩnh vực mới như dữ liệu, công nghiệp công nghệ số.
Về việc tăng mức phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực đã được quy định trong luật hiện hành, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phù hợp khi sửa toàn diện luật.