Cùng khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội để đi lễ chùa đầu năm 2018 nhé. Nhiều trong số đó là những cái tên hết sức quen thuộc.
- Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục cúng đêm giao thừa của người Việt
- Đi chợ tết - nét đẹp trong văn hóa ngày tết người Việt
Nội dung bài viết
Hà Nội có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng nhưng nhiều người vẫn thắc mắc không biết đầu năm nên đi lễ chùa nào. Những cái tên như Chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc hay chùa Bằng quá quen thuộc rồi, nhưng liệu còn có những ngôi chùa nào khác để đi lễ đầu năm không? Hãy cùng khám phá chi tiết ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Những ngôi chùa cầu may đầu năm tại Hà Nội
1. Chùa Quán Sứ
- Địa chỉ: số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 6h00 – 19h00
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà bạn không nên bỏ qua. Dù tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố, nhưng chùa vẫn mang nét cổ kính – không gian thanh tĩnh và vô cùng thiêng liêng không bị xen lẫn với sự xô bồ của chốn phồn hoa đô thị. Đây còn là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một điểm đặc biệt ở đây đó tên chùa và hầu hết câu đối đều viết bằng chữ quốc ngữ rất ít có ở các chùa nước ta.
2. Chùa Trấn Quốc
- Địa chỉ: Cuối đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 08:00 – 16:00 hằng ngày
- Giá vé vào cửa: 5000 đồng/ 1 người/ 1 lượt
Được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đến, chùa Trấn Quốc được bình chọn là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa toạ lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình.
Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.
3. Chùa Bà Đá
- Địa chỉ: số 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 8:00 – 21:00 hằng ngày
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Bà Đá có tên chữ là Linh Quang tự (linh quang nghĩa là ánh sáng thiêng liêng), ở số 3 phố Nhà Thờ, cạnh bờ Hồ Hoàn Kiếm. Chùa được xây từ đời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) ở làng Báo Thiên. Cứ đến ngày mùng 1, rằm hay đầu năm, chùa Bà Đá lại tấp nập người đi lễ chùa. Chùa Bà Đá tuy nhỏ nhưng có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ. Ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự.
Vốn là 1 trong các những bốn ngôi chùa Bà cổ kính hàng đầu Hà Nội, nhưng nếu với đình đám của chùa Bà Đanh thì chùa Bà Đá lại khiêm nhường hơn không ít, tọa lạc lọt thỏm giữa các căn khu căn hộ chung cư, quán cafe, trà chanh vỉa hè… và còn là một nơi vô cùng linh thiêng.
Khi đi ngang qua phố Nhà Thờ, phải nhìn rất kỹ mới phân biệt cổng chùa, tọa lạc ẩn mình sau tán cây bồ đề, lối dẫn vào hẹp chỉ đủ để 02 người vào. Chỉ cần bước qua cổng chùa thôi là mùi hương trầm đã phảng phất trong khoảng trống, vẻ tĩnh lặng trầm mặc khiến ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi như tách biệt hẳn với toàn cầu bên phía ngoài.
4. Chùa Bằng
- Địa chỉ: 63 P. Bằng Liệt, Thanh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 6:00 - 18:00 hằng ngày
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Bằng nằm trên địa bàn của phường Hoàng Liệt - quận Hoàng Mai (giáp khu đô thị mới Linh Đàm). Vườn chùa hiện còn 6 ngôi tháp thờ chư vị tổ sư và giác linh, trong đó có những ngôi tháp cổ. Đặc biệt trong chùa có tháp Báo Ân với 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá.
Chùa Bằng không chỉ là nơi để tăng ni, phật tử thăm quan, lễ bái mà chùa còn là trụ sở tổ chức một số hoạt động của Hội Phật giáo TP Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức các khóa tu ngắn hạn cho nhân dân, thanh thiếu niên, sinh viên. Bên cạnh đó, Chùa Bằng cũng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như Tiếp sức mùa thi...
5. Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 8h00 – 17h00
- Giá vé tham quan:
- Người lớn: 30.000 đồng
- Trẻ em: 15.000 đồng
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam với kiến trúc cổ tuyệt đẹp. Là trường đại học đầu tiên của nước ta, Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng để người dân cầu công danh, đỗ đạt, sự nghiệp thăng tiến. Mọi người tìm về đây để được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại.
Chưa kể vào dịp Tết, đây còn là phố ông đồ, nơi bạn có thể xin chữ và ghi lại những bức ảnh xuân tuyệt đẹp.
6. Chùa Hà
- Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Giờ mở cửa: 08:00 – 18:00 hằng ngày
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Hà nổi tiếng là cầu duyên, “đi thì lẻ bóng về thì có đôi”. Người dân tới Chùa Hà thường là các bạn trẻ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, vạn sự hanh thông, duyên tình tròn vẹn.
Bên cạnh đó, tòa phật điện của chùa Hà được bố trí theo nhiều lớp. Lớp cao nhất là ba pho Tam thế thường trụ diệu pháp thân, đại diện cho Đức Phật ở thì hiện tại, quá khứ và tương lai.
7. Phủ Tây Hồ
- Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 5am đến 19pm hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm. Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6am đến 8pm.
- Giá vé : miễn phí, phí gửi xe 5k/người
Phủ Tây Hồ thờ công chúa Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tài lộc. Bên cạnh đó Phủ Tây Hồ còn sở hữu vị trí rất đẹp, ngay sát Hồ Tây vì thế đây trong những ngày đầu năm, nơi đây đông nghẹt người ở khắp nơi đã đổ về đây để đi lễ, xin lộc đầu năm.
8. Tổ đình Phúc Khánh
- Địa chỉ: 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 08:00 – 18:00 hằng ngày
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Vào đầu năm, chùa Phúc Khánh (còn có tên Chùa Sở, tọa lạc trên phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội) chẳng lúc nào vắng người đi lễ chùa. Phần bởi chùa có kiến trúc cổ kính, thanh tịnh của chùa, phần vì chùa nổi tiếng về dâng sao giải hạn đầu năm.
9. Chùa Kim Liên
- Địa chỉ: Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 07:00 – 21:00 hằng ngày
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Tam quan chùa Kim Liên là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo. Trông như bông sen đang độ nở trên mặt nước Tây Hồ bốn mùa sóng phủ. Các chi tiết trên gỗ đều được chạm nổi, chạm lộng hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển. Chùa Kim Liên là một ngôi chùa cầu may đầu năm Hà Nội nổi tiếng linh nghiệm, “cầu là được”. Những ngày lễ Tết, đầu xuân năm mới, người dân lại tìm đến đây để cầu bình an, may mắn.
Trên đây là các chùa đầu năm bạn nên đi lễ ở Hà Nội dịp Tết Quý Mão sắp tới. Trải qua một năm xô bồ và bận rộn, đi lễ chùa đầu năm sẽ giúp bạn tìm lại cảm giác thư thái, bình an trong tâm hồn trong những ngày đầu năm mới. Những ý niệm đẹp cùng lời khấn cầu an cũng sẽ giúp bạn và những người thân bước sang một năm mới với niềm tin, sức sống và hy vọng vào những điều tốt đẹp, an vui. Hy vọng với list 9 ngôi chùa kể trên, các độc giả đã có câu trả lời ưng ý cho câu hỏi "Đầu năm nên đi lễ chùa nào ở Hà Nội?" rồi nhé!