Vào ngày này, mọi nhà thường chuẩn bị nhiều loại món ăn có hàm ý tốt đẹp, mang lại may mắn.
- Cách làm bánh Trung Thu thạch thanh long đỏ siêu ngon lại siêu dễ làm
- Cách cực dễ làm bánh trung thu khoai môn dẻo thơm mềm mịn
Ngày 29/9 dương lịch (tức 15/8 âm lịch) sắp tới là ngày Tết Trung thu. Ở nước ta, Tết Trung thu còn có các tên gọi khác là Tết Thiếu nhi, Tết trông Trăng hay Tết Đoàn viên. Vào ngày này, mọi nhà thường chuẩn bị nhiều loại món ăn có hàm ý tốt đẹp, mang lại may mắn. Vậy ngoài bánh trung thu, món ăn trong ngày đặc biệt này thường có những gì?
Xôi cốm
Cốm được chế biến từ lúa nếp, rang lên cho chín, sau đó sàng, sảy cho hết vỏ trấu. Món ăn này được biết đến nhiều nhất tại vùng đông bằng bắc bộ, và cốm được chế biến thành món ăn đặc trưng thú vị trong dịp tết trung thu như chả cốm, xôi cốm... Xôi cốm được chế biến từ 3 nguyên liệu chính gồm đậu xanh, cốm non và dừa nạo.
Gỏi bưởi
Có thể chống ngán các món ăn trong ngày Tết Trung thu bằng món gỏi bưởi chua ngọt. Sự kết hợp của tép bưởi, dưa leo, cà rốt cùng tôm, thịt, được tẩm ướp đậm gia vị sẽ tạo nên một món gỏi chua cay mặn ngọt cực kỳ hấp dẫn.
Món ốc
Theo truyền thống, ốc sông cũng là một món ăn không thể thiếu trong dịp này. Trung Thu đến, ốc thường rất ngon, bởi ốc lúc đấy rỗng ruột, không sinh sản nên không có con, nhiều thịt. Ngoài ra, ốc là một loại thực phẩm ít chất béo, giàu protein và rất giàu vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho.
Chè trôi nước
Chè trôi nước là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày này. Món chè này mang ý nghĩa về sự gắn kết và sum vầy. Chè trôi nước cũng giúp cân bằng khí huyết trong cơ thể, là món được nhiều người yêu thích.