Nước cam ngoài công dụng giải nhiệt còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, thế nhưng dùng sai cách thì sẽ gây ra tác hại khó lường.
- Mùa hè chọn ngay 3 loại nước uống thanh mát và đốt cháy mỡ thừa hiệu quả
- Mẹ bỉm lưu ý 4 loại rau nên tránh vì gây mất sữa, ảnh hưởng đến quá trình nuôi con khỏe mạnh, thông minh
Như chúng ta đã biết thì quả cam là một loại trái cây giàu vitamin C, loại vitamin này tan trong nước và có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tạo xương, chữa lành vết thương và sức khỏe nướu.
Không những vậy, nước cam là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào như flavonoid, carotenoid và axit ascorbic. Mặc dù là loại nước uống lành mạnh nhưng nếu lạm dụng hoặc uống sai cách sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Những điều cần tránh khi uống nước cam:
Không uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày
Khi có vấn đề về dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam. Nguyên nhân là vì cam chứa nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, sẽ gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm.
Không uống nước cam vào tối và ngay sau khi ăn no
Không nên uống nước cam vào buổi tối vì nó có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Không những vậy uống nhiều vào buổi tối sẽ khiến lượng axit lớn bám trên răng, làm hỏng lớp men răng của bạn.
Nước cam không thích hợp để uống vào lúc đói hay ngay sau khi ăn no vì sẽ khiến chức năng hoạt động của dạ dày thêm áp lực. Tốt nhất nên uống nước cam khoảng 1-2 giờ sau khi ăn. Lúc này dạ dày của bạn vừa tiêu hóa hết lượng thức ăn và đã sẵn sàng cho nhiệm vụ mới. Đồng thời lại tốt cho quá trình thanh lọc cơ thể, ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm đẹp da,….
Không uống cùng thuốc kháng sinh
Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc, từ đó thuốc sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Nếu không biết điều này và uống nước cam khi đang uống kháng sinh sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Đồng thời nó còn làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.