Chút chít được sử dụng làm rau ăn và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại rau này cũng được các nước phương Tây ưa chuộng và mọc hoang nhiều ở Việt Nam.
- 6 loại quả ít đường và chỉ số đường huyết thấp giúp chị em chống lão hóa, giảm cân mà không gây béo
- Thiếu 3 loại vitamin này có thể khiến phụ nữ tóc bạc dù chưa già, 4 loại thực phẩm nên ăn để tóc chắc khỏe
Nghe tên đã thấy lạ, vậy loại rau này có công dụng gì?
Bài đăng tải trên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho hay, rau chút chít là một loại Cây thảo, sống dai, cao 0,4 – 1m. Rễ mập hình trụ, có khía dọc, ăn sâu xuống đất, màu nâu, đôi khi phân nhánh, rễ nhỏ rất nhiều, hình sợi. Thân thẳng, cánh ngắn.
Lá mọc so le, có cuống dài, hình thuôn – mũi mác, gốc có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, mép uốn lượn, những lá phía dưới có gốc bằng hoặc hình tim, những lá giữa thắt lại ở hai đầu, những lá phía trên nhỏ, hình dài hẹp, gân lá rộp lên thành mạng lưới.
Cụm hoa mọc ở đầu cành và ngọn thân thánh chuỳ mang những là nhỏ suốt chiều dài của chùy, hoa màu vàng lục xếp thành nhiều vòng rất sít nhau, bao hoa có 6 mảnh xếp thành hai vòng, những mảnh ở vòng trong có 1 – 2 răng dài ở mỗi bên mép; nhị 6, đính ở gốc của bao hoa, bầu thượng có 3 cạnh.
Quả hình 3 cạnh nằm trong bao hoa tôn tại như những chiếc cánh mỏng. Chút chít có nhiều tác dụng như sau:
- Tác dụng kháng khuẩn
Đã nghiên cứu tác dụng kháng vi sinh vật của 6 loại cao của cây chút chút nhăn; cao chiết từ hạt và từ lá bằng ether, bằng ethanol và bằng cách chiết với nước nóng trên Staphylococcus và Bacillus subtilis.
- Tác dụng chống oxy hoá và quét dọn gốc tự do
Đã nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá (khả năng khử) và quét dọn gốc tự do DPPH (2,2 – diphenyl – 1 – pierylhydrazyl) của hợp chất phenol tổng số và 6 cao của chút chít nhăn.
- Tác dụng trên ung thư
Cấy vào cơ đùi chuột nhắt trắng tế bào u Sarcom – 37. Sau 6 ngày tiêm dưới da dịch chiết ethanol của rễ chút chít nhăn. Sau 24 giờ (6 – 48 giờ), bóc tách mổ u đã cấy và xét nghiệm, thấy thuốc có gây tổn thương mổ u.
- Tác dụng nhuận tràng
Chút chít nhăn có dẫn chất anthraquinon như oxymethylanthraquinon (0,2%) và emodin (0,1%). Trong rễ: rumicin, physcion, chrysophanol, emodin, aloe – emodin, rhein và các glycosid của chúng ở các bộ phận trên mặt đất của cây. Các chất có anthraquinon có tác dụng nhuận tràng.
Nguyên nhân là do ở ruột già, vi khuẩn thuỷ phân các glycosid và khử anthraquinon thành anthron. Anthron có tác dụng trực tiếp trên ruột già, kích thích nhu động ruột nên gây ra nhuận tràng.
Ở Trung Quốc, sách “Thảo mộc tiện phương” và sách “Đông Bắc thường dụng Trung thảo dược thủ sách” đều ghi: vị đắng, tính hàn. Còn sách “Thiểm Cam Ninh Thanh Trung thảo dược tuyển” ghi: chút chít nhăn vị đắng, chua, tính hàn, có độc ít.
Loại rau bị bỏ hoang
Cũng theo Báo Phụ nữ Thủ đô, xưa kia rau chút chít mọc vô cùng phổ biến tại nhiều tỉnh thành ở nước ta, nhiều đến mức người dân coi nó như cỏ dại, chả ai thèm hái về làm gì. Một số địa phương còn sử dụng loại rau này như rau dại ăn hàng ngày.
Thậm chí ở một số quốc gia châu Âu, rau chút chít còn được sử dụng để trộn salad, thêm vào cho các món súp hoặc các loại nước sốt nhờ vị chua nhẹ đặc trưng.
Tuy nhiên bỗng trong vài năm trở lại đây, nhiều người tìm mua cây rau chút chít với số lượng lớn để sử dụng, khiến cho loại rau này trở nên thu hút hơn. Nhiều người dân địa phương vì thế mà tích cực đi hái rau để đem bán nhằm thu lại khoản lợi nhuận khá.
Sở dĩ lại có điều này xảy ra, đó là bởi theo như Đông y, rau chút chít có vị chua, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, trị táo bón, thông tiểu,... Ngoài ra nó còn có khả năng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa vô cùng hiệu quả.
Chính vì thế mà nhiều người tìm mua rau chút chít về để chữa táo bón, nhuận tràng và điều trị một số bệnh về dạ dày. Nhờ đó khiến cho giá thành của loại rau này tăng vọt, có thời điểm lên tới 200.000 đồng/kg rau khô, đắt hơn cả thịt.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây chút chít
Theo Báo Dân tộc, đy là loại dược liệu quý giá trong đông y có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc điều trị bệnh từ cây chút chít.
- Chữa bí đại tiện: Rễ tươi chút chít 8–12g nhai sống hay sắc nước uống. Người bệnh nên kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.
- Thuốc tẩy xổ: Chút chít thái mỏng 8g, cam thảo 4g, thêm 400ml nước. Đem sắc còn 150ml rồi chia làm nhiều lần uống trong ngày.
- Chữa hắc lào và các loại lở ngứa: Bột rễ chút chít 100g, rượu 500–600ml. Ngâm 10 ngày rồi lấy ra bôi vào các vết hắc lào đã được vệ sinh sạch sẽ. Có thể dùng bôi ghẻ, trứng cá. Cành lá chút chít sắc nước ngâm rửa hoặc lấy rễ chút chít mài với giấm/cồn để bôi ngoài da.
- Chữa táo bón: Thái mỏng rễ cây chút chít và nấu cùng cam thảo cho đến khi hơi đặc lại để uống 2 lần/ngày trong 3 ngày. Bạn cũng có thể đun sôi nước rồi cho rễ cây chút chít thái mỏng vào, nấu đến khi nước sôi thì tắt bếp, lấy nước uống 2 lần/ngày.
- Làm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, tây: Trộn bột cây chút chít với cam thảo, bột hồi, diêm sinh vo thành viên nhỏ và uống 1 - 2 viên/ngày để nhuận tràng, 3 - 8 viên/ngày để làm thuốc tẩy.
- Chữa mẩn ngứa: Rửa sạch lá cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy chà xát lên chỗ da bị mẩn ngứa, rửa sạch, thực hiện 2 lần/ngày. Hoặc vắt lấy nước cốt của rễ cây chút chít rồi trộn với bột khinh phấn tạo thành hỗn hợp sệt để bôi vào chỗ ngứa khoảng 3 - 5 lần sẽ giúp giảm ngứa.
- Chữa mụn nhọt: Rửa sạch rễ cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Đợi 1 - 2 giờ sau thì rửa sạch nhẹ nhàng. Thực hiện 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
- Trị đại tiện ra máu: Dùng rễ cây chút chít sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống.
- Viêm da thần kinh: Rễ chút chít 8 chỉ, Khô phàn 6g. Tất cả tán bột trộn chung với dấm xức vào nơi đau ngứa, ngày 1-2 lần.
- Trị ung nhọt sưng đau: Rễ chút chít mài với dấm, bôi bên ngoài.
- Trị viêm amidan cấp tính: Rễ chút chít tươi 30g sắc uống.
- Trị xuất huyết nội, tím do dị ứng: Toàn cây chút chít tươi 30g, sắc uống, Rễ chút chít nghiền bột, lần uống 9g, ngày uống 2 lần.
- Chữa bí đại tiện: Dùng 8-12g củ tươi nhai sống hoặc sắc nước uống.
- Trị đại tiện ra máu: Dùng rễ cây chút chít sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống.
- Chữa ghẻ hoặc trứng cá: Dùng rễ bột chút chít 90g, ngâm với rượu 600, chừng 500ml trong 10 ngày, lọc lấy nước xứ vào nơi hắc lào, có thể dùng để bôi ghẻ hoặc trứng cá.
Lưu ý khi sử dụng cây chút chít
Theo Bệnh viện đa khoa Vinmec, mặc dù cây chút chít rất an toàn và lành tính, tuy nhiên để tránh tương tác thuốc và tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây chút chít để chữa bất kỳ bệnh gì, đồng thời cho bác sĩ biết về các loại thuốc, thảo dược đang sử dụng, bao gồm cả loại kê đơn và không kê đơn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú nên tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng, bởi nghiên cứu về cây chút chít trên nhóm đối tượng này là chưa rõ.
Thông tin trên Bài đăng của Phụ nữ Thủ đô cũng cho hay, Những người bị sỏi thận, sỏi mật, bệnh về khớp không nên sử dụng do thành phần axit oxalic trong rau khá cao, có thể tạo thành gốc oxalat gây tích tụ và lắng đọng tại khớp, tại thận.