Dù có kích thước nhỏ nhưng loại củ này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất thức vật, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe con người.
- Đây là thói quen ăn cơm nguy hiểm của nhiều người Việt, tưởng tốt nhưng lại vô tình "tặng nhau" vi khuẩn gây bệnh
- Giải mã hiện tượng 'rùng mình' trà sữa hành lá, cá chiên, mắm tôm...: Chuyên gia cảnh báo điều nguy hiểm ít ai lường tới
Hành tím hay hành khô là một loại hành nhỏ, thon dài, có hương vị thường được mô tả là sự pha trộn tinh tế giữa hành tây và tỏi. Chúng mọc thành chùm, chứa ít nước và có vỏ mỏng hơn hành tây nhưng có thể khiến bạn chảy nước mắt như nhau.
Chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật, hành tím mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. So với hành tây, hành tím là nguồn cung cấp protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng đậm đặc hơn, bao gồm canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, folate, vitamin B, vitamin A và C.
Hơn nữa, hành tím thuộc họ allium cùng với tỏi, hành lá, tỏi tây... nên nó chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ - tất cả đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một trong những hợp chất mạnh mẽ này là allicin - được hình thành khi hành tím bị nghiền nát hoặc cắt nhỏ, giải phóng chất chống oxy hóa.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của hành tím.
Có nhiều chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại bởi các chất gọi là gốc tự do. Quá nhiều gốc tự do có thể gây ra căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến viêm nhiễm cũng như các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.
Hành tím rất giàu các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, chẳng hạn như quercetin, kaempferol và allicin. Một nghiên cứu phân tích hoạt động chống oxy hóa của 11 loại hành phổ biến cho thất hành tím chứa hàm lượng cao nhất. Một nghiên cứu khác so sánh khả năng chống oxy hóa của 6 loại rau củ thuộc họ Allium lưu ý rằng hành tím có tác dụng chống oxy hóa cao thứ 2 sau hẹ.
Chứa hợp chất kháng khuẩn
Một lượng lớn nghiên cứu cho thấy các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ trong các loại rau họ hành như hành tím có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus. Do đó, allium từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để giúp điều trị cảm lạnh, sốt, ho cũng như bệnh cúm.
Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 16 người trưởng thành bị dị ứng theo mùa đã quan sát thấy rằng dùng 200mcg/ml chiết xuất hành tím hàng ngày giúp giảm triệu chứng ở 62.5% người tham gia, so với 37.5% ở nhóm đối chứng.
Hơn nữa, chỉ cần súc miệng trong 15 giây bằng chiết xuất hành tím và nước đã được chứng minh là có hiệu quả hơn chlorhexidine, một chất khử trùng y tế, trong việc ức chế vi khuẩn trong miệng lên đến 24 giờ.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tuần hoàn
Nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ và chất chống oxy hóa trong hành tím có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và lưu thông máu theo nhiều cách, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Hành tím chứa một lượng lớn thiosulfinate, một hợp chất organsulfur có thể ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông nguy hiểm. Allicin, một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ khác có trong hành tím, đã được chứng minh là làm giảm độ cứng của mạch máu bằng cách giải phóng oxit nitric, cải thiện tuần hoàn và hạ huyết áp. Nó cũng có thể cải thiện cholesterol toàn phần.
Hơn nữa, một nghiên cứu so sánh 11 loại rau củ thuộc họ allium cho thấy hành tím và tỏi có hoạt tính ngăn ngừa cục máu đông lớn nhất, do hàm lượng quercetin và allicin của chúng.
Hành tím cũng có thể giúp giảm mức độ chất béo có hại có thể tích tụ trong hệ thống máu của bạn và có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, hành tím còn được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh và làm giảm lượng đường trong máu.
Lưu ý khi ăn hành tím
Về cơ bản, việc ăn hành tím đã nấu chín là an toàn cho sức khỏe.
Điều chúng ta cần chú ý là tiêu thụ hành tím sống. Ăn hành tím sống đôi khi có thể dẫn đến khó chịu về tiêu hóa vì chúng là nguồn cung cấp fructan - một loại carbohydrate mà một số người cảm thấy khó tiêu hóa. Hơn nữa, hành tím chưa chín có thể có mùi hơi nồng và hàm lượng một số hợp chất cao hơn, có thể gây khó chịu hoặc đau bụng ở những người nhạy cảm.
Mặc dù không phổ biến nhưng dị ứng hành tím vẫn có thể xảy ra với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm ngứa, nổi mề đay và sưng tấy. Nếu bạn bị dị ứng với các rau củ thành viên khác trong họ hành, chẳng hạn như hành lá và tỏi thì bạn cũng có thể bị dị ứng với hành tây.
Nguồn và ảnh: Healthline