Cà tím là loại thực phẩm xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn ở Việt Nam, tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn cần có một số lưu ý.
- Cách nấu cà tím thơm ngon, đơn giản ngay tại nhà
- Cách làm cà tím chiên nước mắm thơm ngon, đậm vị và siêu đơn giản tại nhà!
Cà tím là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, nó được coi là một loại thực phẩm hữu ích trong việc điều trị bệnh ung thư đại tràng do chứa nhiều chất xơ giúp hấp thụ độc tố và hóa chất.
Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều nước và kali giúp kích thích hoạt động nhịp tim. Các thành phần khác như magie, canxi, vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương và tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, magiê trong cà tím cũng có khả năng giúp giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ,...
Công dụng của cà tím đối với sức khỏe
Tốt cho tim mạch: Là thực phẩm giàu kali giúp ổn định nhịp tim. Thêm vào đó trong cà tím có nhiều flavonoid giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, chính những điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cải thiện trí nhớ: Cà tím chứa chất dinh dưỡng phyto có lợi cho sức khỏe tinh thần và khả năng nhận thức của người dùng. Loại thực phẩm này có khả năng giúp loại bỏ các chất độc hại, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến não. Đó là lý do tại sao cà tím có thể cải thiện khả năng phân tích và duy trì trí nhớ
Giúp giảm cholesterol: Cà tím được công nhận là một loại thực phẩm tốt cho tim mạch, nhưng ít người biết cà tím còn có thể làm giảm cholesterol. Nasunin cùng lượng chất xơ hoà tan cao trong cà tím đã được chứng minh là có tác dụng giảm mức cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa béo phì và các bệnh tim mạch khác.
Ngăn ngừa thiếu máu: Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt, trong cà tím giàu chất sắt, giúp dự phòng thiếu máu. Ngoài ra có vai trò quan trọng trong phát triển hồng cầu vì giúp chuyển hóa protein.
5 không khi ăn cà tím
Cà tím là loại thực phẩm thơm ngon, nhưng nó cũng có một số điều cần lưu ý khi ăn để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho chúng ta.
Không ăn cà tím sống: Cà tím chứa solanine, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc. Vì vậy, cà tím nên được chần hoặc nấu chín trước khi ăn.
Không ăn quá nhiều: Mặc dù cà tím rất giàu chất dinh dưỡng nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây khó tiêu, thậm chí tiêu chảy. Mức tiêu thụ hàng ngày được đề nghị là không quá 150 gram.
Không ăn cà tím già: Cà tím già chứa hàm lượng solanine cao hơn, có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, sẽ an toàn hơn khi chọn cà tím tươi, mềm.
Không dùng nhiều dầu khi nấu ăn: Cà tím có khả năng hút dầu rất tốt, ăn quá nhiều dầu sẽ không tốt cho sức khỏe. Nên sử dụng ít dầu hơn khi nấu cà tím hoặc sử dụng các phương pháp như hấp hoặc luộc.
Không ăn cùng cua và các thực phẩm có tính hàn khác: Ăn cà tím với cua và các thực phẩm có tính lạnh khác cùng lúc có thể gây ra phản ứng hóa học và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì vậy, nên tránh tiêu thụ đồng thời.