Cá là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, chúng ta nên tránh một số loại cá sau đây có thể chứa các chất gây hại.
- Con gái nói nhảm, co giật: Gia đình cho điều trị tâm thần mới biết nhầm lẫn viêm não tự miễn, hiếm gặp
- 5 thói quen hàng ngày ngừa và trị đau lưng, càng duy trì tốt càng khỏe mạnh
Được biết đến là một nguồn protein tuyệt vời, rất quan trọng để duy trì cơ bắp, các cơ quan và mạch máu khỏe mạnh. Protein giúp hỗ trợ quá trình phân chia tế bào, tăng trưởng tóc và thậm chí cả tín hiệu hormone.
Cá còn rất giàu iốt, là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Iốt rất quan trọng đối với chức năng của tuyến giáp, nơi kiểm soát những thứ như cảm giác thèm ăn và hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Các loại cá có thể chứa chất gây độc
Cá có mùi dầu hỏa
Khi mua cá, ngoài việc kiểm tra màu sắc, độ đàn hồi của thịt cá, bạn cần chú ý đến mùi của con cá. Nếu cá có mùi dầu hỏa thì có thể chúng đã sống ở môi trường có chứa nước thải công nghiệp. Loại cá này có thể bị nhiễm nhiều kim loại nặng và các chất độc khác, không có lợi cho người sử dụng.
Ngoài ra, một số thương lái sử dụng formaldehyde để giữ cho cá tươi ngon trong thời gian dài. Formaldehyde là một chất khử trùng, làm tăng màu sắc của thực phẩm nhưng cực kỳ có hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kông đưa ra cảnh báo, nếu ăn phải cá có chứa formaldehyde, người tiêu dùng có thể bị ngộ độc gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, thậm chí dẫn tới hôn mê, chấn thương thận và nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, khi thấy cá có mùi lạ, đặc biệt là mùi hăng của dầu hỏa thì tốt nhất không nên mua.
Cá nước ngọt có kích thước lớn
Thông thường, các loại cá nước ngọt có kích thước không quá lớn, chỉ nặng khoảng 2-3kg. Tuy nhiên, cũng có những con cá có kích cỡ lớn hơn được rao bán. Tuy nhiên, với loại cá này, bạn không nên mua vì chúng có thể bị tiêm hormone tăng trưởng hoặc là cá đã sống lâu năm ở khu vực bùn đất nên khả năng tích tụ các chất ô nhiễm càng cao.
Cá sống trong bùn
Các loại cá khác nhau sinh trưởng trong môi trường khác nhau và có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng khác biệt. Những loại cá thích sống trong bùn đất như cá trình, cá trê... tuy có mùi vị thơm ngon nhưng nguy cơ chứa các kim loại nặng và ký sinh trùng gây bệnh có thể cao hơn.
Cá hoang dã
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard đã thực hiện nghiên cứu về lợi ích của cá đối với sức khỏe và nhận thấy, các loài cá hoang dã như cá mập, cá kiếm, cá ngói, cá thu... thường chứa hàm lượng thủy ngân cao có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy những loại cá này có khả năng chứa cả các chất ô nhiễm công nghiệp như dioxin, polychlorinated biphenyls (PCB)...
Cá đông lạnh không rõ nguồn gốc
Các loại cá biển thường được đánh bắt và cấp đông trước khi được đưa đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, loại cá này có thể được rã đông và đông lạnh nhiều lần, các thành phần dinh dưỡng sẽ bị biến đổi. Không những thế, vi khuẩn còn sinh sôi trong thịt cá và gây hại cho sức khỏe.
Do đó, đối với loại cá đông lạnh, bạn chỉ nên mua ở những địa chỉ có uy tín, đảm bảo nguồn gốc để tránh mua phải những loại cá kém chất lượng.
Những loại thực phẩm ‘thải’ kim loại nặng
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, có nhiều cách giải độc kim loại nặng cho cơ thể, một số thực vật xung quanh chúng ta có tác dụng rất tốt cho sức khỏe mà chúng ta có thể tận dụng.
Ăn tỏi hàng ngày, "phép lạ" giải độc
Đây là một cây có “phép lạ”. Nó giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi tất cả những thứ chống bạn như virus, vi khuẩn, kim loại nặng, nấm độc.
Rau mùi loại bỏ thủy ngân, nhôm và chì khỏi cơ thể
Thêm ¼ cốc của rau mùi vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng loại thảo dược này giúp loại bỏ thủy ngân, nhôm và chì từ cơ thể của bạn chủ yếu qua nước tiểu.
Rau mùi giải độc thủy ngân
Tảo Chlorella giải độc thủy ngân, asen, cadimi và chì
Những loại tảo nước ngọt đơn bào là một trong các dạng tảo sống cổ xưa nhất trên hành tinh của chúng ta. Chúng cũng là một trong những chất bổ sung dinh dưỡng tốt nhất mà bạn có thể bổ sung cho sức khỏe tổng thể của bạn, chúng kết hợp với các chất độc khác nhau trong cơ thể để giúp bạn giải độc kim loại nặng như thủy ngân, asen, cadimi và chì.
Trà đuôi ngựa (Equisetum spp) thanh lọc cơ thể khỏi nhôm
Trà đuôi ngựa được ghi nhận trong các tài liệu và thường được dùng trong nghiên cứu thảo mộc giải độc kim loại nặng. Đó là một nguồn tuyệt vời của silica sinh học và giúp cơ thể chúng ta thoát khỏi nhôm và các kim loại nặng khác.
Ăn nấm giúp miễn dịch, phòng ô nhiễm kim loại nặng
Nấm là sinh vật đầu tiên xuất hiện trở lại ở những nơi bị tàn phá bởi sự hủy diệt hạt nhân và ô nhiễm kim loại nặng. Nấm là tốt cho việc giúp cơ thể chúng ta thích ứng với thế giới xung quanh chúng ta. Ăn nấm không chỉ cung cấp cho bạn năng lượng, nó giúp bảo vệ và xây dựng hệ thống miễn dịch của bạn. Tất nhiên bạn phải chọn những nấm không độc.