Loại rau mọc khắp Việt Nam, được đánh giá 110/100 điểm phòng ung thư, tốt cho cơ, tuy nhiên cần lưu ý khi ăn.
- Chuối xanh, chuối chín ăn cả vỏ giàu khoáng chất hơn? Chuyên gia đưa ra quan điểm để không mắc sai lầm
- Nước dừa tốt hơn hay nước chanh tốt hơn trong ngày hè nóng nực: Dưới đây là cách uống đúng nhất
Theo Thanh Niên, rau cải xoong mọc khắp Việt Nam, là loại rau giàu vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng thực vật. Cải xoong được Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ chấm điểm cao nhất trong các loại cây họ cải về chỉ số phân phối mật độ dinh dưỡng và hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm.
Cải xoong chứa nhiều sắt hơn rau bó xôi, nhiều vitamin C hơn cam và nhiều canxi hơn sữa. Ngay từ thời xa xưa, cải xoong đã được sử dụng như một vị thuốc cũng như một chất bổ dưỡng.
Cũng theo VietNamNet, cải xoong mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe, được các nhà khoa học đánh giá số điểm 100 về giá trị dinh dưỡng. Trong khi đó, cải bó xôi chỉ đạt 86,43%, bắp cải 91,9%.
Cụ thể, hợp chất phenethyl Isothiocyanate (Peitc) trong cải xoong có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Hợp chất này còn có tác dụng chống lão hóa.
Nhiều người thích bông cải xanh, cải xoăn mà bỏ qua loại rau cải xoong mà không biết rằng chúng vừa rẻ vừa có hàm lượng vitamin K rất nhiều. Ăn một bát nhỏ cải xoong đủ cung cấp vitamin K hằng ngày cho cơ thể. Vitamin K giúp tim mạch khoẻ, ổn định khả năng đông máu cũng như bảo vệ xương. Những người ăn rau này 2 giờ trước khi tập thể dục thì không bị đau cơ. Nó cũng chứa một lượng lớn sắt, canxi, kali, magiê và vitamin K, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào não.
Theo Đông y, cải xoong tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt, giải độc. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng cải xoong ăn thường xuyên giúp ổn định đường huyết, bổ sung chất xơ.
Khi cơ thể mệt mỏi, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, bánh chưng, cơm nếp, bạn có thể lấy cải xoong xay hoặc ép nước uống cùng với cà rốt giúp thanh lọc, giải nhiệt. Cũng theo VTC News, các nghiên cứu chỉ ra rằng, cải xoong giúp tái tạo các tế bào bị hư hỏng, phòng bệnh ung thư và rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cam và chanh. Đặc biệt, loại rau này rất giàu folate, một loại vitamin B được biết đến với vai trò trong chức năng não, cải xoong có thể góp phần cải thiện sức khỏe nhận thức, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ kiểm soát căng thẳng.
Ngoài ra, cải xoong còn chứa nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B, E và các các chất sắt, phốt pho, iốt có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật, nhiễm trùng, chống sự lão hóa…
Cải xoong có hàm lượng axit folic cao tốt cho phụ nữ mang thai, ngăn ngừa dị tật thai nhi. Trung bình, phụ nữ mang thai có thể ăn 3-4 bữa/tuần loại rau này.
Cách ăn rau cải xoong tốt nhất
Bác sĩ (BS) Vi Thị Tươi, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng chia sẻ trên PLO cho biết, cải xoong rất giàu dinh dưỡng, có vị cay nồng, khá hấp dẫn khi ăn sống như salad, ăn cùng bánh mì, soup hoặc trang trí trên dĩa thức ăn. Tuy nhiên, bác sĩ dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn sống vì không có gì đảm bảo nguồn cải bạn mua được là sạch 100%.
Thêm vào đó, cải xoong có thể có trứng kí sinh trùng như sán lá gan, ốc sên nhỏ, bọ, thậm chí là giun nhỏ trong cuống. Khi nấu người nội trợ nên kiểm tra kĩ và rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch, nhất là phần cuống sống trong nước.
“Cách tốt nhất để ăn cải xoong là nấu chín kĩ, phổ biến nhất là nấu canh, một số nơi thường hầm, nấu với soup. Khi nấu, một số vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B và vitamin C có dồi dào trong cải xoong sẽ giảm một phần. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận đủ vitamin nhóm B và vitamin C từ việc ăn đa dạng các loại trái cây và rau xanh khác trong ngày. Nấu chín là cách tốt nhất để hạn chế kí sinh trùng gây bệnh trong cải xoong”- BS Tươi nhấn mạnh trên PLO.
Cũng theo BS Tươi, một loại thực phẩm dù có thành phần dinh dưỡng tốt đến đâu cũng không nên lạm dụng. Thay vào đó, chúng ta có thể chọn cải xoong kết hợp nhiều loại rau xanh khác, thay phiên nhau trong bữa ăn hàng ngày để thay đổi khẩu vị và nhận đủ dưỡng chất từ thực phẩm.