Cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm vào thời điểm kinh nguyệt, do vậy, để có sức khỏe tốt, bạn nên hạn chế những việc làm sau đây.
- Dùng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng được không?
- Không phải thịt bò, thịt lợn: Đây mới là 3 loại thịt thơm ngon đặc biệt, ngừa đủ thứ bệnh mà bạn nên ăn vào Tết Dương lịch
Tầm quan trọng của kinh nguyệt
Theo Thanh Niên, kinh nguyệt là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chị em phụ nữ. Dù rằng đôi khi nó kéo theo những cơn đau bụng hay những sự cố trớ trêu, thực sự nó mang lại những lợi ích cho sức khoẻ thể chất, tinh thần và tình cảm của người phụ nữ.
Các nghiên cứu cho thấy rằng kì kinh nguyệt hằng tháng cùng việc rụng trứng thường xuyên là quá trình cần thiết để phòng ngừa loãng xương, ung thư vú và bệnh tim. Đây là những bệnh rất nguy hiểm ở người.
Theo Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể có thể khiến làn da chị em trở nên kém mịn màng, dễ nổi mụn, nám da, đồi mồi, khô ráp… điều này gây mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài bao lâu, lượng máu kinh mất đi, số băng vệ sinh sử dụng mỗi ngày hành kinh… nhằm phát hiện sớm những tình huống kinh nguyệt không đều để thăm khám sớm, kiểm tra tìm nguyên nhân và có hướng can thiệp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
'3 ăn - 3 uống' cần tránh khi đèn đỏ
Theo Báo Phụ nữ Mới, các chị em thường được khuyên bổ sung chất lỏng nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên, có 3 loại đồ ăn và 3 loại đồ uống tốt nhất nên tránh xa.
- Nước đá lạnh làm giảm tuần hoàn máu, dễ gặp phải tình trạng bế kinh, nghĩa là máu kinh không tống xuất khỏi cơ thể được. Ngoài ra, nước đá lạnh còn khiến tử cung co thắt mạnh hơn, do đó chị em sẽ đau bụng hơn rất nhiều. Nước lạnh còn dễ gây chứng lạnh tử cung ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
- Các loại đồ uống có cồn sẽ tác động đến nội tiết tố trong cơ thể, làm thay đổi quá trình rụng trứng, ảnh hưởng đến thời gian hành kinh cũng như lượng máu mất đi trong kỳ kinh, khiến cơn co thắt tử cung nặng nề hơn. Đặc biệt, uống quá nhiều rượu bia có thể làm rối loạn kỳ kinh nguyệt, rối loạn quá trình rụng trứng gây hệ lụy mãn kinh sớm, tăng nguy cơ mắc bệnh tử cung.
- Uống nhiều nước ngọt, nhất là nước ngọt có ga trong khi “đèn đỏ” có thể gây tình trạng thiếu sắt. Bởi chúng chứa phosphat phản ứng với sắt trong cơ thể trong khi phụ nữ thường mất máu, thiếu sắt trong những ngày này. Không chỉ gây đau bụng kinh nhiều hơn mà về lâu dài còn hại cho sức khỏe tổng thể.
- Hạn chế thực phẩm từ sữa: Thực phẩm từ sữa, nhất là phô mai có thể gây đau bụng kinh và mệt mỏi, cáu giận trong những ngày “đèn đỏ”. Bởi chúng dễ phá hủy quá trình hấp thu magie trong khi magie có thể kích thích giải phóng dopamine, một chất hóa học trong não có liên quan đến tâm trạng và có thể đóng vai trò điều tiết tâm lý trong cơ thể phụ nữ, giúp cơ thể thư giãn, loại bỏ căng thẳng và giảm đau. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn dễ gây đầy bụng.
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê… chứa nhiều prostaglandin. Trong thời gian hành kinh, cơ thể sản sinh ra chất prostaglandin giúp tử cung co bóp và từ đó dẫn đến kinh nguyệt. Tuy nhiên, mức độ cao của prostaglandin dẫn đến chuột rút. Do đó, nên tránh ăn thịt đỏ vì chúng có nhiều chất prostaglandin.
- Ở những người nhạy cảm, khi ăn chua hay cay quá có thể làm kích thích hệ thống thần kinh thực vật gây co thắt cơ trơn của dạ dày và tử cung. Điều này có thể dẫn đến ra huyết kinh nhiều hơn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có người không có vấn đề gì nhưng tốt nhất là chị em nên tránh xa vào những ngày “đèn đỏ”.
Loại nước dưỡng nhan, cân bằng nội tiết tố
Theo Trí thức trẻ, phụ nữ nên uống một cốc nước kỷ tử đen ngâm mỗi ngày giúp bảo vệ tử cung, đẩy nhanh quá trình tắc nghẽn máu trong tử cung, giúp tử cung khỏe mạnh hơn nhờ thải độc. Câu kỷ tử có lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng.
Do vậy, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm loại quả này trong kế hoạch ăn kiêng, giảm cân. Ngoài ra, lượng đường trong kỷ tử khá thấp cùng lượng chất xơ dồi dào giúp người ăn vào vẫn cảm thấy no nhưng không cung cấp nhiều calo gây tăng cân.
Cũng theo Báo Lao Động, bạn có thể dùng trà hoa cúc. Ngoài việc giảm mức độ đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, trà hoa cúc còn có công dụng để cải thiện giấc ngủ và làm giảm căng thẳng kéo dài.
Trà hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hoá sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm thiểu mức độ đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Những người hay bị mất ngủ, hay mơ màng, khó vào giấc ngủ sâu do tức giận quá độ có thể dùng thức uống này thay trà trong sinh hoạt hằng ngày. Nước táo đỏ kỷ tử có tác dụng ổn định cảm xúc, giúp ngủ ngon.
Đối với những người bị mất ngủ do khí huyết kém, việc uống một ít nước kỷ tử đỏ và táo đỏ có thể cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy giấc ngủ.
Cả quả kỷ tử và táo đỏ đều chứa rất nhiều carotene, có thể chuyển hóa thành vitamin A sau khi đi vào cơ thể con người. Hơn nữa, hàm lượng vitamin A trong quả kỷ tử và táo đỏ tương đối phong phú, thành phần này có thể duy trì sự phát triển bình thường và biệt hóa của mô biểu bì, đồng thời nâng cao khả năng kháng virus của đường hô hấp.