Nấu ăn là một nghệ thuật, chỉ cần một bước làm sai có thể làm hỏng cả món ăn. Dưới đây là một số sai lầm khi chế biến thực phẩm khiến món ăn mất chất dinh dưỡng và không được thơm ngon như ý.
- 7 thói quen sai lầm khi ăn tối làm giảm tuổi thọ nhiều người mắc phải
- 7 thực phẩm bổ não giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ, mẹ hãy cho con ăn thường xuyên
1. Mực
Trong công thức truyền thống, các đầu bếp thường khuyến cáo chỉ nấu mực trong khoảng 50-60 giây hoặc trụng mực với nước sôi là đủ.
Nếu không mực sẽ bị dai, khô, không thể ăn được.
Nhưng nếu bạn đã lỡ đun mực hơi lâu thì hãy tiếp tục nấu trong khoảng 30-40 phút. Trong thời gian này mực sẽ ngấm nước dùng, nở ra và mềm hơn.
2. Bít tết
Sau khi chế biến xong món bít tết và cho ra đĩa, bạn có thể sẽ muốn cắt thịt thành từng miếng và ăn ngay lập tức.
Tuy nhiên, trong miếng bít tết nóng đang còn nhiều nước, nếu bạn cắt thịt ngay có thể làm miếng thịt bị quá khô và cứng.
Để tránh điều này, bạn hãy để yên đĩa bít tết trong khoảng 5-10 phút sau khi chế biến rồi hãy thưởng thức.
3. Pasta
Sau khi luộc mì pasta, nhiều người sẽ đổ hết nước trong nồi đi. Đây là sai lầm rất phổ biến.
Bạn nên để lại khoảng 1/2 cốc nước luộc mì ở đáy nồi để cho vào nước sốt. Nước luộc mì nhiều tinh bột sẽ là chất làm đặc hoàn hảo cho món nước sốt, đồng thời còn tăng thêm hương thơm và khiến nước sốt đậm vị hơn.
4. Kiwi
Kiwi là một loại quả mọng, vỏ của chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, gấp 2 lần chất chống oxy hóa và 3 lần chất xơ so với phần thịt quả.
Do đó bạn có thể ăn cả vỏ quả kiwi thay vì vứt đi.
5. Súp lơ xanh
100 gram súp lơ xanh sẽ đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể.
Tuy nhiên vitamin bị phá hủy trong nước sôi, nên luộc súp lơ xanh sẽ làm mất đi một phần giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Vì vậy tốt hơn bạn nên hấp súp lơ xanh thay vì luộc.
6. Khoai tây baby
Khoai tây baby chứa nhiều kali, sắt, magiê, vitamin C và B6.
Để bảo tồn tất cả các đặc tính có lợi, hãy nấu khoai tây baby cùng với vỏ vì phần vỏ của nó chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất.