5 kiểu chế biến thịt lợn biến vitamin thành chất độc nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày

Chuyên gia nói gì 17/08/2020 09:27

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trên mâm cơm gia đình mỗi ngày nhưng hầu hết các bà nội trợ đều chế biến sai cách. Dưới đây là 5 kiểu chế biến thịt lợn biến vitamin thành chất độc nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày.

5 kiểu chế biến thịt lợn biến vitamin thành chất độc nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày - Ảnh 1

5 kiểu chế biến thịt lợn biến vitamin thành chất độc nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày

1. Cho thêm nước lạnh khi đang nấu

Nhiều người rất hay cho thêm nước lạnh khi đang luộc thịt hoặc hầm xương: Đây là sai lầm khá phổ biến của những người nội trợ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thịt và xương có chứa nhiều protein và chất béo, nếu cho nước lạnh vào trong khi đang chế biến sẽ làm cho nhiệt độ của nước sụt giảm đột ngột, protein và chất béo ngay lập tức bị kết tủa khiến cho các rãnh, khe hở của thịt và xương sẽ co lại và rất khó mềm.

Bên cạnh đấy mùi vị tươi ngon của thịt và xương cũng bị ảnh hưởng không ít. Ngoài ra trong khâu chế biến thịt, nhiều người có thói quen sớm cho muối vào thịt khi đun nấu.

Thành phần chủ yếu của muối là NaCl, chất này dễ làm cho protein trong thịt bị kết tủa khiến cho miếng thịt thu nhỏ lại khiến thịt trở nên cứng hơn và rất khó chế biến.

2. Nấu thịt quá chín

5 kiểu chế biến thịt lợn biến vitamin thành chất độc nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày - Ảnh 2

Nấu thịt quá chín

Tất cả các loại thức ăn đều cần nấu chín trước khi ăn, tuy nhiên nấu chín quá mức lại là điều không tốt, nhất là với thịt. Nhiều nhà có thói quen đun thịt, ninh xương âm ỉ trên bếp thật lâu để cho thịt càng ngấm càng mềm càng ngon…

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, ở nhiệt độ 200 – 300 độ C, a-xít amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các a-xít amino aromatic. Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.

Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt vứt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các a-xít amino aromatic gây ra.

3. Nấu quá nhiều thịt trong nồi

Việc nấu quá nhiều thịt vào một cái nồi sẽ làm nhiệt không đủ tác động đến toàn bộ thịt và khiến chúng nước tiết ra nhiều hơn. Thịt sẽ bị xỉn màu và hương vị không được ngon như khi bạn nấu một lượng thịt vừa phải.

4. Rã đông thịt ở nhiệt độ cao

Nhiều người muốn rút ngắn thời gian rã đông thịt bằng cách đặt chúng gần bếp hoặc ngâm vào nước sôi.

Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất.

5 kiểu chế biến thịt lợn biến vitamin thành chất độc nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày - Ảnh 3

Rã đông thịt ở nhiệt độ cao

5. Chiên thịt xông khói trong chảo nóng

Không ít bà nội trợ vô tư chiên thịt xông khói trong chảo nóng mà không biết rằng thịt xông khói khi tiếp xúc với nhiệt độ cao của dầu ăn dễ dàng sinh ra độc tố gây ung thư.

Thay vào đó, bạn có thể đặt thịt hun khói lên lá nhôm rồi làm nóng trong lò nướng chừng 18 phút. Miếng thịt sẽ có được màu vàng ươm, giòn tan như mong đợi.

6 loại rau không nên luộc, vì bao nhiêu dinh dưỡng trôi hết một nửa

Có thể bạn chưa biết, có những loại rau chứa nhiều vitamin tan trong nước không nên luộc sôi. Dưới đây là 6 loại rau như vậy, bạn hãy lưu ý nhé!

TIN MỚI NHẤT