Rượu nếp là món ăn quen thuộc vào Tết Đoan Ngọ và bổ cho sức khỏe nhưng những nhóm người sau cần chú ý khi ăn nếp kẻo tổn hại đến sức khỏe
- Loại thịt được ví ' bổ hơn 9 con gà' là thần dược trong 'chuyện ấy', lại giúp chị em trẻ khỏe như tuổi đôi mươi
- Mách nhỏ bạn cho ít muối và hạt tiêu vào một quả chanh là có ngay phương thuốc 'kỳ diệu' chữa mọi loại bệnh tại nhà!
Gạo nếp chứa nhiều protein, tinh bột, đường, vitamin nhóm B (có nhiều trong cám gạo) và chất vô cơ. Trong Đông y, gạo nếp gọi là nhu mễ, có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế, chỉ hãn. Gạo nếp có vị ngọt, tính dược nóng ấm, có thể sử dụng trong các trường hợp đau đầu, chóng mặt, loét dạ dày, ho ra máu, ít sữa.
Cơm rượu nếp (rượu cái) là món ăn truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ- mùng 5/5 Âm lịch. Đây là món ăn có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng có thể ăn cơm rượu.
Tết Đoan Ngọ là ngày gì?
Tết Đoan ngọ (còn gọi là tết giết sâu bọ), diễn ra vào ngày mùng 5/5 âm lịch, là ngày tết truyền thống của người dân nhiều nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên...
Trong ngày Tết Đoan Ngọ cơm rượu nếp là món ăn được nhiều gia đình người Việt lựa chọn vì theo quan niệm của người xưa, trong hệ tiêu hóa của con người có nhiều loại sâu bọ, ký sinh trùng lưu trú, nếu không diệt trừ thì chúng sẽ sinh sôi ngày càng nhiều gây hại cho cơ thể.
Cơm rượu nếp được chế biến bằng cách nấu chín gạo nếp sau đó để nguội và ủ với men rượu trong 3 -4 ngày. Thành phẩm thu được là rượu cái có vị cay, ngọt, mùi thơm đặc trưng của rượu và hơi ướt.
Tại sao ăn rượu nếp có thể diệt sâu bọ?
Theo y học cổ truyền, cơm rượu có tính nóng, nên vào ngày mùng 5/5 âm lịch (là ngày cực dương, ngày sâu bọ sinh sôi nhiều nhất, bao gồm ký sinh trùng trong cơ thể con người), người ta thường ăn cơm rượu để ngăn những ký sinh trùng này có cơ hội phát triển.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cơm rượu có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu, làm đẹp da…
Các bài thuốc dân gian điều chế từ nếp
Rượu nếp (cơm rượu): Cách làm đơn giản, nấu cơm nếp lứt rồi trộn với men cơm rượu, ủ vài ba hôm, sau quá trình lên men được cơm rượu. Mỗi ngày ăn một bát con cơm rượu có tác dụng kiện tỳ, bổ khí khai vị, dùng trong dịp lễ tết.
Nước gạo nếp rang: Ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, đem vo rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy khô, sao vàng và tán bột để sẵn. Khi dùng hòa với nước sôi, chút đường. Dùng cho các trường hợp nôn ói như trào ngược dạ dày - thực quản, hẹp môn vị, rối loạn do thai nghén.
Hồ bột gạo nếp, củ mài: Gạo nếp (500g) ngâm nước khoảng 12 tiếng, vo rửa sạch, để khô, sao tán bột. Củ mài (500g) sao qua, tán bột. Mỗi lần lấy mỗi thứ 1 thìa, thêm đường và bột hồ tiêu, dùng nước sôi khuấy đều. Ăn bữa sáng khi đói. Dùng cho người cao tuổi, trẻ em ăn kém, suy nhược hoặc tiêu chảy lâu ngày ăn kém.
Chè gạo nếp, đậu đỏ: Gạo nếp 50g, đậu đỏ 50g, cám gạo 50g, đường nấu thành chè ăn, giúp chữa bệnh tê phù.
Bánh ú nước tro: Ngâm gạo nếp vo nhiều lần đến khi nước ngâm thật trong, đổ nước vào sâm sấp mặt nếp ngâm khoảng 4 tiếng, cho thêm 200ml nước tro vào ngâm tiếp trong 20 tiếng. Lá tre đem rửa sạch rồi đem đi hấp trong 5 phút để nguội, lấy khăn sạch lau thật khô hai mặt lá để bánh để lâu hơn. Lấy lá tre gấp lại thành hình cái phễu rồi múc từng muỗng nếp cho vào, nén lại.
Bạn gấp kín miệng bánh và nhẹ nhàng gấp bánh theo hình kim tự tháp, lấy dây gói bánh lại thật chặt, làm đến hết số nếp đã ngâm. Xếp bánh vào nồi, đổ nước lạnh vào ngập mặt bánh, luộc trong 5 tiếng thì bánh mới trong và dẻo được.
Những người không nên ăn rượu nếp và nếp
Cơm rượu nếp không phải là món ăn thích hợp với tất cả mọi người, nhất là người có thể trạng nóng. Theo y học cổ truyền, người không cân bằng giữa âm và dương là người có thể trạng nóng. Phần âm không lấn át được phần dương và biểu hiện nóng trội lên.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là cảm giác nóng, ngủ không yên, bứt rứt, hay nổi mụn, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng,… Người có thể trạng nóng không nên ăn cơm rượu vì càng làm cho tình trạng trên trở nên tồi tệ, một số người có thể xuất hiện nhiều mụn trứng cá hơn.
Ngoài ra, các đối tượng nên hạn chế ăn cơm rượu nếp trong ngày Tết Đoan Ngọ là trẻ nhỏ, người đang gặp các vấn đề về dạ dày, bệnh nhân bị dị ứng, người mắc bệnh chàm, người nổi nhiều mụn trứng cá hoặc mụn nhọt. Đối với bạn trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, ăn cơm rượu nếp sẽ gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá nhiều hơn.
Các thực phẩm có tính cay nóng như gia vị cay, rượu bia, thuốc lá, cà phê được khuyến cáo không nên dùng cho người thể trạng nóng. Ngoài ra, việc bổ sung một số loại thức ăn mát như: canh khổ qua, bí đao, diếp cá, rau má, mồng tơi, … và các loại hoa quả dưa gang, thanh long, … sẽ giúp những người có thể trạng nóng giảm dần các triệu chứng.
Giữ một chế độ sinh hoạt lành mạnh, trách thức khuya, stress, nên thường xuyên vận động, thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng cơ thể.