Với kích thước chỉ hơn nắm tay, trái tim lại là cơ quan hoạt động chăm chỉ nhất trong cơ thể chúng ta. Nó bắt đầu đập khoảng ba tuần sau khi bạn được thụ thai. Nếu bạn sống đến 70 tuổi, nó sẽ đập được hai tỷ rưỡi lần.
- Loại gạo đắt nhất thế giới hơn 2 triệu/kg có gì đặc biệt?
- 3 loại gia vị dùng nhiều “đầu độc gan” còn nhanh hơn cả bia rượu: Bỏ ngay kẻo nội tạng kiệt quệ
Mặc dù chăm chỉ và bền bĩ như thế nhưng trái tim cũng rất "mong manh" và dễ bị "tổn thương" trước những thói quen xấu của chúng ta như hút thuốc, thiếu vận động và nhất là chế độ ăn nhiều muối.
TS. Nguyễn Thị Hương Lan đã chia sẻ một số cách giúp giảm tiêu thụ muối hiệu quả
Theo TS. Nguyễn Thị Hương Lan, muối, hay natri clorua (NaCl), là khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe con người, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lý.
Natri giúp duy trì áp lực thẩm thấu của tế bào, điều chỉnh truyền dẫn thông tin của tế bào thần kinh, hỗ trợ hoạt động cơ bắp, và cân bằng nước trong cơ thể. Muối có mặt trong nhiều thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, rau củ, và cũng được sử dụng để gia vị, cân bằng hương vị và bảo quản thực phẩm.
Tuy nhiên, tiêu thụ natri quá mức có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi nồng độ natri trong máu tăng, cơ thể cần bổ sung nước, dẫn đến tăng thể tích máu và áp lực lên tim, gây tăng huyết áp. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, và suy tim.
Tiêu thụ natri quá mức có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tăng huyết áp được coi là "kẻ giết người thầm lặng" vì thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Việc kiểm soát lượng muối tiêu thụ là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Có các cách phổ biến để giảm lượng muối hiệu quả, bao gồm:
Kiểm tra hàm lượng natri: Người tiêu dùng nên xem thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chọn sản phẩm ít muối, nhưng cách này chỉ hiệu quả với sản phẩm có ghi nhãn, không áp dụng cho món ăn tự chế biến.
Giảm muối từ từ: Trong nấu ăn, có thể giảm dần lượng muối dưới 10% để không làm thay đổi vị giác. Nếu giảm quá 10%, người ăn sẽ cảm nhận được sự nhạt, dẫn đến phản ứng tiêu cực.
Kết hợp gia vị tăng hương vị: Sử dụng bột ngọt là một phương pháp hiệu quả để giảm muối mà vẫn giữ độ ngon cho món ăn. Bột ngọt chứa ít natri hơn muối (chỉ bằng 1/3) và được khuyến nghị bởi nhiều tổ chức y tế trên thế giới. Các nước khác như Braxin, Phần Lan, Pháp, Singpore, Đan Mạch, Hàn Quốc đều đã nghiên cứu và cho thấy bột ngọt có thể duy trì vị ngon cho thực phẩm giảm muối. Bộ Y tế Việt Nam cũng đã xác nhận bột ngọt an toàn cho mọi đối tượng. Khi ăn vào, bột ngọt được chuyển hóa hơn 95% tại ruột non thành năng lượng cho hoạt động của ruột non, dưới 5% còn lại được chuyển hóa tại gan thành các alanin, glutamin. Do vậy, bột ngọt hầu như không đi vào được hệ tuần hoàn, không đi vào huyết tương, không thể đi vào não và không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não như nhiều quan niệm sai lầm về bột ngọt.
Bột ngọt chứa ít natri hơn muối (chỉ bằng 1/3) và được khuyến nghị bởi nhiều tổ chức y tế trên thế giới trong chế độ ăn giảm muối
Sử dụng chất thay thế muối: Một số chất như kali clorua, canxi clorua và magie clorua có thể thay thế muối để giảm natri. Nhiều sản phẩm gia vị trên thị trường hiện nay đã áp dụng công thức này như "Xốt dùng ngay Kho Quẹt" với công thức sử dụng chất thay thế muối Kali clorua. Hoặc giảm lượng muối trực tiếp trong công thức của sản phẩm, như nước tương Phú Sĩ giảm muối của Ajinomoto.
Chủ động giảm muối: Giảm lượng muối trong gia vị, không để lọ muối trên bàn ăn, và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối là những cách hiệu quả để giảm lượng muối tiêu thụ.
Theo TS Nguyễn Thị Hương Lan, để có thể tránh được ít nhất 80% rủi ro tử vong sớm vì bệnh lý tim mạch, cần tránh 04 yếu tố nguy cơ: Chế độ ăn uống, lười vận động, hút thuốc lá và uống rượu bia. Cụ thể, cần:
1) Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy tập trung vào việc ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và muối.
2) Tăng cường hoạt động thể chất: Thực hiện ít nhất 150 phút tập luyện thể dục mỗi tuần để cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
3) Ngừng hút thuốc lá và hạn chế rượu bia: Hút thuốc và tiêu thụ quá nhiều rượu bia đều là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
4) Theo dõi sức khỏe định kỳ: Kiểm tra huyết áp, cholesterol và đường huyết thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.