Đi chợ gặp 3 loại rau này đừng bỏ phí vì chứa 'cả kho' dưỡng chất, không có thuốc tăng trưởng, chỉ vào mùa mới có

Chọn thực phẩm 11/08/2023 15:15

Những loại rau này chứa cả 'kho dinh dưỡng', đặc biệt hơn thường phát triển theo mùa, ít bị phun thuốc tăng trưởng.

3 loại rau sạch

Theo Báo Người Đưa Tin, có không ít loại rau củ hiện nay bị dùng hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, tuy nhiên vẫn có những loại rau củ phát triển tự nhiên và chứa đầy dinh dưỡng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ sinh học và Thực phẩm chia sẻ trên Báo Người Đưa Tin cho biết các loại rau củ như rau hẹ, củ sen, củ niễng, khoai sọ,… là những loại không hoặc ít tồn dư hóa chất. “Các loại rau này phần vì dễ gieo trồng, dễ phát triển như rau hẹ hoặc chỉ có theo mùa như khoai sọ, củ niễng. Đặc biệt, củ sen, ngó sen chỉ có theo mùa và không thể dùng hóa chất để kích thích được."

Rau hẹ

Hẹ là loại rau quen thuộc, được trồng rộng rãi ở rất nhiều nơi, cùng họ với hành nhưng rất ít được sử dụng để làm thực phẩm hoặc gia vị. Loại rau này cũng ít thấy bán ở ngoài chợ nên khả năng bị tồn dư hóa chất là rất thấp.

Đi chợ gặp 3 loại rau này đừng bỏ phí vì chứa 'cả kho' dưỡng chất, không có thuốc tăng trưởng, chỉ vào mùa mới có - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Về giá trị dược liệu và dinh dưỡng, Nhà khoa học - lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, hẹ là loại cây mọc dại được sử dụng là món ăn và cũng là bài thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, hẹ có tính cay, ấm, hơi chua có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ, điều trị bệnh.

Cụ thể, hẹ có thể giúp thông khí, hạ khí đầy ở bụng, điều trị đau bụng do lạnh. Ngoài ra, có thể dùng cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, người bị thương ứ máu, chảy máu cam… Đặc biệt, hẹ còn là món ăn, bài thuốc hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới rất hiệu quả.

Củ sen

Đây là loại thực phẩm nếu thấy ngoài chợ bán nên mua ngay, bởi củ sen chỉ có theo mùa và thường không có tồn dư hóa chất như các loại rau khác. Củ sen thông thường ngoài chợ sẽ bán tươi, mua về có thể sử dụng ngay để chế biến thành các món ăn, bài thuốc. Hoặc có thể sơ chế, phơi hoặc sấy khô để dùng dần mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng.

Trong y học cổ truyền, củ sen và hạt sen được dùng nhiều nhất. Củ sen có tác dụng tốt trong điều trị thiếu máu, tăng nhu động ruột, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, loại củ này còn rất giàu các loại vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C nên khi kết hợp chế biến thành món ăn rất tốt cho cơ thể.

Đi chợ gặp 3 loại rau này đừng bỏ phí vì chứa 'cả kho' dưỡng chất, không có thuốc tăng trưởng, chỉ vào mùa mới có - Ảnh 2
Củ sen ngon và bổ. Ảnh: Internet

Củ niễng có theo mùa và dường như quá trình chăm sóc không hề có loại hóa chất kích thích nào.

Củ niễng

Đây là loại củ có theo mùa, được trồng nhiều ở vùng đồng bằng Bắc bộ nhất là Nam Định và thường mọc chìm dưới nước hoặc chỗ có nhiều bùn. Chính vì đặc điểm đó mà chúng ít bị tác động của thuốc bảo vệ thực vật khi gieo trồng và chăm sóc. Loại củ này thông thường sẽ được thương lái đặt ngay tại ruộng, ít bán ở các chợ. Do vậy, mọi người khi đi chợ nếu có củ niễng thì nên mua ngay về chế biến món ăn cho gia đình, vừa đảm bảo an toàn, vừa nhiều giá trị dinh dưỡng.

Đi chợ gặp 3 loại rau này đừng bỏ phí vì chứa 'cả kho' dưỡng chất, không có thuốc tăng trưởng, chỉ vào mùa mới có - Ảnh 3
Củ niễng sạch nhưng cần chế biến kĩ: Internet

Lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ trên Báo Người Đưa Tin cho biết, nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, củ niễng có nhiều protein, lipid, carbohydrate, canxi, sắt, photpho,… và các vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, K, carotene… Trong đông y, củ niễng có thể dùng để chữa sốt và kiết lỵ, chữa đau dạ dày, bị nhiệt và tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp.

Cách nhận biết một số rau quả không hóa chất

Theo Thanh Niên thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, trên các loại rau nhiễm thuốc trừ sâu có thể nhìn thấy những hạt bụi nhỏ, có mùi vị khác thường. Khi ăn nếu để ý sẽ thấy rau có mùi vị lạ. Với một số loại rau “nguy cơ” cao, nên lưu ý khi sử dụng. Trong đó, cải là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất.

Với mướp đắng nên lựa những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng gân bóng loáng là thường những quả có nguy cơ cao lạm dụng hóa chất làm tươi. Còn với quả đậu cô ve mã ngoài bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt nấy có thể là “thành quả” việc lạm dụng phân bón lá. Nếu tất cả số đậu được bày bán đều không có vết sâu bọ, chứng tỏ đậu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi đưa ra tiêu thụ.

Ngoài ra, cần “cảnh giác” với với giá đỗ có cọng tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ vì đó có thể là những cọng giá sản xuất sử dụng các loại hóa chất kích thích không tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, với loại giá đỗ này, khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển nhanh. Giá đỗ này khi xào sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.

Còn với rau cần, nếu rau có to, ngó trắng phau bất thường có thể đã bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón. Loại rau này nếu để một ngày không nhúng nước sẽ khô héo, thân tóp lại.

Theo Lao Động, củ sen là thực phẩm rất được ưa chuộng vào mùa hè vì thanh mát và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, để thu hút người tiêu dùng, nhiều thương lái sử dụng chất tẩy trắng để củ sen thêm phần bắt mắt.

Nên chọn những củ tròn đầy, không có vết xước hoặc dập nát. Chú ý chọn củ dính chút bùn đất trên vỏ. Những củ có vẻ ngoài trắng bất thường rất có thể đã được sử dụng chất tẩy trắng.

Sơ chế rau củ quả tránh thuốc trừ sâu

Theo Sức khỏe và Đời sống, dưới đây là một số mẹo để đảm bảo bạn có thể loại bỏ thuốc trừ sâu khỏi rau củ quả một cách nhiều nhất có thể:

Ngâm nước muối

Ngâm trái cây và rau quả trong dung dịch nước muối 10% trong 20 phút sẽ loại bỏ hầu hết dư lượng của bốn loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất

Nghiên cứu cho thấy rằng ngâm trái cây và rau quả trong dung dịch nước muối 10% trong 20 phút sẽ loại bỏ hầu hết dư lượng của bốn loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất.

Ngâm trong nước pha giấm

Giấm là một cách khác để loại bỏ dư lượng từ trái cây và rau quả. Một số gợi ý rằng nên pha dung dịch gồm 4 phần nước với 1 phần giấm trong khoảng 20 phút, tuy nhiên cũng có thể dùng giấm đậm đặc để ngâm nhằm loại bỏ triệt để thuốc trừ sâu.

Giấm cũng có thể loại bỏ nhiều loại vi khuẩn có thể tìm thấy trên thực phẩm. Tuy nhiên, đối với loại trái cây có vỏ mỏng, chẳng hạn như quả mọng, việc ngâm trong nước dấm có thể gây ảnh hưởng đến vỏ ngoài của thực phẩm.

Gọt vỏ

Gọt vỏ cũng giúp loại trừ thuốc trừ sâu

Các cách khác để hạn chế tiêu thụ thuốc trừ sâu là mua sản phẩm tại địa phương và theo mùa, đồng thời gọt bỏ vỏ (mặc dù đối với nhiều loại trái cây và rau quả, vỏ có xu hướng là một nguồn giàu chất dinh dưỡng).

Trái cây và rau quả là nền tảng của một lối sống lành mạnh. Bằng cách loại bỏ càng nhiều dư lượng thuốc trừ sâu càng tốt, việc tiêu thụ trái cây và rau quả đảm bảo sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sức khỏe tối ưu.

 

Nào phải bông cải xanh, loại rau có khắp chợ Việt được xem là 'đệ nhất' vitamin C, chống ung thư cực mạnh nhưng phải nhớ kỹ điều này trước khi ăn

Rau cải xoong có rất nhiều tác dụng, được xem là siêu thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe và có khả năng chống ung thư mạnh.

TIN MỚI NHẤT