Ai cũng nghĩ uống nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe nhưng ít ai lưu ý 3 điểm này.
- Loại rau quen thuộc này càng ăn càng ốm, giúp giảm lượng đường trong máu, đẹp dáng đẹp da, nhất định phải mua ăn
- Top 5 loại trà được khuyên dùng để giải nhiệt vào mùa hè, vừa giúp cơ thể giải độc vừa mát gan
Từ thời xa xưa đến nay, chanh đã được chứng minh là một loại quả có nhiều tác dụng đối với sức khỏe . Vào thế kỷ thứ ba sau công nguyên, người La Mã tin rằng chanh là một liều thuốc giải độc cho tất cả các chất độc. Họ minh họa bằng câu chuyện về hai tên tội phạm bị quăng vào rắn độc, một tên ăn chanh thì sống sót khi bị rắn cắn, còn tên kia bị chết.
Nước chanh là thức uống quen thuộc được nhiều người ưa thích vì tính đơn giản, tiện lợi và chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, glucid, canxi, kali... Đặc biệt với lượng vitamin C dồi dào, nước chanh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Dù một số chuyên gia khẳng định nước chanh nóng không phải là "đồ uống thần dược" cho sức khỏe như bạn trông đợi, nhưng dù sao nó vẫn có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn khởi đầu ngày mới bằng một ly nước ấm thanh sạch pha với chút chanh chua chua sảng khoái.
Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, việc uống nước chanh ấm có thể gây hại cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 điều cần lưu ý khi uống nước chanh ấm vào buổi sáng, để tránh rước thêm bệnh vào người.
Không uống nước chanh mà không có ống hút
Do nước chanh vốn dĩ chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng men răng nếu bạn uống trực tiếp. Thậm chí có thể khiến bạn dễ bị sâu răng hay răng bị nhạy cảm hơn
Bạn chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống -2 cốc nước chanh. Buổi sáng nên uống nước chanh mật ong ấm để đảm bảo sức khỏe.
Không uống nước cốt chanh
Việc dùng nước chanh cần phải được pha loãng, không uống nước cốt vì tính axít trong đó rất đậm đặc. Khi pha nước cốt chanh cũng không nên pha với nước quá nóng hoặc quá lạnh. Vì nó làm biến đổi vitamin và các chất có trong chanh.
Nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể, không ảnh hưởng đến dạ dày. Kể cả khi nước chanh đã pha loãng cũng không nên uống quá nhiều, như vậy dễ gây nên chứng ợ nóng, ợ chua và rối loạn điện giải cơ thể.
Không pha nước chanh quá lạnh hoặc quá nóng
Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Vì thế, hãy pha nước chanh ấm, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.