Với phương pháp luyện ngủ 5S, mẹ dễ dàng ru bé vào giấc ngủ nhanh chóng.
- Bác sĩ mách cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng cha mẹ nào cũng nên biết
- 2 đặc điểm tính cách của trẻ cần sửa đổi ngay nếu bố mẹ không muốn con mình lớn lên thua kém bạn bè
Giấc ngủ của bé sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Ngủ đủ giấc giúp bé cao lớn và thông minh hơn. Vì vậy việc chăm sóc giấc ngủ cho bé luôn được rất nhiều bố mẹ quan tâm.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp rèn luyện giấc ngủ cho bé khác nhau. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến hai phương pháp "Cry it our" (cứ để bé khóc) và phương pháp "No tears" (không nươc mắt). Tuy nhiên cả hai phương pháp này đều có những nhược điểm nhất định và nhiều chuyên gia nhi khoa khuyên rằng bố mẹ nên kết hợp cả hai phương pháp để đạt hiệu quả chăm sóc bé tốt nhất.
Ngoài hai phương pháp luyện ngủ cho con kể trên, một phương pháp mới cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mẹ bỉm sữa là phương pháp 5S của Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Harvey Karp – tác giả cuốn sách bán chạy The Happiest baby on the Block (Em bé hạnh phúc nhất khu phố).
Harvey Karp nói cách tốt nhất để giúp bé sơ sinh bình tĩnh và ngủ ngon là tái tạo lại tiếng ồn, cử động và môi trường ấm cúng như trong bụng mẹ. Vì vậy ông đã thiết kế lịch trình luyện ngủ cho bé gồm 5 chữ S như sau:
- Swaddling (Quấn tã cho bé).
- Side or stomach position (Đặt em bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp).
- Shushing (Tạo tiếng ồn trắng như trong bụng mẹ).
- Swinging (Đung đưa theo nhịp điệu).
- Sucking (Ngậm ti giả).
Phương pháp 5S khi áp dụng trong việc ru ngủ cho các bé sơ sinh đã chứng tỏ hiệu quả xoa dịu và giúp bé ngủ ngon tức thì. Mẹ hãy cùng tìm hiểu cách thực hiện phương pháp này nhé!
1. Swaddling (Quấn tã cho bé)
Quấn tã là phương pháp khá quen thuộc với nhiều ông bố, bà mẹ. Phương pháp này giúp xoa dịu bé yêu bằng cách đem lại cho bé cảm giác an toàn, ấm áp như trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia y tế, khi quấn tã cho bé mẹ không nên quấn quá chặt phần mông và hai chân bé cần được quấn lỏng để bé có thể co duỗi, cử động thoải mái. Mẹ chú ý chỉ quấn tã cho bé khi bé ngủ, còn để bé tự do khi bé thức.
2. Side or stomach position (Đặt em bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp)
Để giảm nguy cơ SIDS, các chuyên gia khuyên không nên để bé nằm sấp khi ngủ. Tuy nhiên bé sơ sinh cảm tấy an toàn và dễ ngủ hơn khi nằm sấp. Vì thế bố mẹ có thể dùng tay giữ bé nằm nghiêng hoặc để bé nằm sấp một chút trước khi ngủ. Lưu ý phương pháp này chỉ dùng để xoa dịu bé trước khi ngủ. Tuyệt đối không bao giờ để bé nằm sấp hoặc nghiêng khi ngủ. Khi bé ngủ thì bố mẹ cần để bé nằm ngửa trở lại.
3. Shushing (Tạo “tiếng ồn trắng” như trong bụng mẹ)
Sau khi chào đời, bé phải làm quen với môi trường rộng lớn và quá nhiều tiếng ồn bên ngoài. Điều này khiến bé cảm thấy bất an, bứt rứt khó ngủ. Vì vậy bố mẹ có thể thử tạo ra “tiếng ồn trắng” – âm thanh êm dịu nhẹ nhàng mà bé vẫn được nghe trong bụng mẹ để giúp xoa dịu, đưa bé vào giấc ngủ. Để tạo ra tiếng ồn dễ chịu này mẹ đơn giản chỉ cần nói "shhh" vào tai của bé để giúp bé cảm thấy dễ chịu và an toàn hơn.
4. Swinging (Đung đưa theo nhịp điệu)
Đung đưa nhẹ nhàng theo nhịp điệu là một cách hiệu quả để ru bé ngủ. Bác sĩ Harvey khuyến cáo bố mẹ nên làm theo hướng dẫn từ các chuyên gia để thao tác đúng và không khiến não bộ bé bị ảnh hưởng. Khi bé quấy khóc và không chịu ngủ, bố mẹ có thể bế bé và đu đưa nhẹ nhàng. Bố mẹ lưu ý nhớ hỗ trợ cổ của bé sơ sinh trong khi đung đưa bé.
5. Sucking (Ngậm ti giả)
Một số bé thích ngậm ti vì nó giúp bé cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn. Vì vậy khi bé bú đủ no, mẹ vẫn có thể cho bé ngậm ti giả hoặc ngón tay của mẹ. Điều đó sẽ giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ.