Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ có thể tự khỏi sau 5 đến 7 ngày, nhưng cũng có trường hợp bệnh nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm trẻ bị tay chân miệng.
- Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh thế nào mới là đúng cách và an toàn nhất?
- Nhiều bé bị thủng thực quản, tụ mủ sau họng, khó thở dữ dội vì cha mẹ cho ăn dặm như thế này
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thông thường khi trẻ bị tay chân miêng, nếu được chăm sóc đúng cách trẻ sẽ khỏi bệnh tay chân miệng trong 5 - 7 ngày, hiếm khi xảy ra biến chứng.
Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ bị nặng có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
Một số biến chứng khác gồm: liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não
Nếu không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì trẻ cũng dễ bị bội nhiễm tại các vết phỏng nước ở trên da.
Do đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ cần lưu ý một số điều khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như sau:
Thuốc điều trị bệnh: Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Khi trẻ sốt cao cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
Vệ sinh sạch sẽ thân thể: Hàng ngày tắm cho trẻ bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Khi tắm gọi cho trẻ cha mẹ cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bọng nước gây đau rát cho trẻ.
Vệ sinh dụng cụ ăn uống: Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, do đó các dụng cụ ăn uống của trẻ nên luộc sôi và sử dụng riêng biệt như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn... không nên để trẻ dùng chung đồ chơi.
Về mặt dinh dưỡng: Khi bị bệnh tay chân miệng, các vết loét ở miệng làm trẻ đau rát, khó ăn uống, cơ thể mệt mỏi. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, uống nhiều nước mát, thức ăn cần chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn món mà trẻ thích, không nên ép trẻ ăn lúc này vì sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi.
Theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ: Cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ, trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu bệnh ở thể nặng, phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng về sau.
3 dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng của bệnh tay chân miệng:
-Trẻ quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp.
Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
-Trẻ sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
-Trẻ giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.