Bố mẹ hoàn toàn có thể biết được con mình có phải đứa trẻ thông minh hay không và khả năng tập trung của trẻ qua một bài kiểm tra đơn giản sử dụng quả nho khô.
- Từ ngày 26/8/2022, 'Trời không phụ lòng người', 3 con giáp 'hái ra tiền', may mắn trăm bề, công danh chạm đỉnh, ăn sung mặc sướng, không lo cơm áo gạo tiền
- Tử vi dự báo rằng, 3 con giáp sẽ bùng nổ tài lộc sau ngày 26/8/2022, phất lên thành đại gia bạc tỷ
Phần lớn các bậc cha mẹ luôn đặt ra những câu hỏi về con mình như: Liệu con có đạt đến mức độ này không? Liệu con có phải đứa trẻ thông minh không? Con mình có khỏe mạnh không? Hay con có gặp rắc rối gì ở trường học không? Và danh sách những câu hỏi sẽ ngày một dài thêm ra với rất nhiều điều mà chúng ta băn khoăn về năng lực của con.
Thế nhưng, phần lớn chúng ta đều chưa từng nghe đến có một cách vô cùng đơn giản để kiểm tra trí thông minh của trẻ, cách này hoàn toàn có thể làm tại nhà với nguyên liệu chính là nho khô. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, bài kiểm tra bằng nho khô đối với trẻ từ 18-20 tháng tuổi sẽ chỉ ra được mức độ thông minh và khả năng tập trung vào bài học của trẻ khi bé lên 8 tuổi.
Trong một thí nghiệm được công bố trên tờ Journal of Paediatrics, các chuyên gia đến từ Đại học Warwick (Anh) đã tiến hành bài kiểm tra nho khô với một đứa trẻ 20 tháng tuổi. Đầu tiên cần đặt nho khô vào trong cốc nhựa rồi yêu cầu trẻ đợi đến khi nào mình cho phép mới được lấy ra ăn. Với bé 20 tháng tuổi, thời gian được yêu cầu là 60 giây.
Sau đó họ nhận thấy rằng, những đứa trẻ tuân theo chỉ dẫn, chờ đợi rồi mới ăn nho khô sau này đã có thành tích học tập tốt hơn so với những trẻ nóng lòng đòi ăn mà không đợi đủ 60 giây. Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Dieter Wolke nói: “Sự kiểm soát bản thân của một đứa trẻ 20 tháng tuổi sẽ cho thấy trẻ có khả năng tập trung và thành tích học tập thế nào khi lên 8 tuổi.” Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra rằng, phần lớn trẻ sinh non thường có xu hướng không đợi đủ thời gian yêu cầu đã ăn hết nho khô.
Những đứa trẻ có tính tự kỷ luật cao hơn được phán đoán rằng sau này sẽ có thành tích xuất sắc và kỹ năng tập trung tốt hơn. Khi lên 8 tuổi, các bé lại được tham gia một số bài kiểm tra đánh giá năng lực nữa về khả năng làm toán, đọc viết... và kết quả cho thấy, những trẻ chờ đợi quả nho khô hồi còn nhỏ đã có chỉ số IQ cao hơn 7 điểm so với những trẻ còn lại. Ngược lại, những trẻ không tự kiểm soát tốt bản thân, thường sẽ kém tập trung và đạt kết quả không khả quan khi lên lớp 3.
Giáo sư Dieter Wolke tiếp lời: “Thử nghiệm nho khô này chỉ mất có 5 phút và là một phương thức dễ dàng và hiệu quả để đánh giá khả năng tự kiểm soát của trẻ, nó cũng có thể được dùng trong y học thực hành để xác định trẻ có vấn đề về sự tập trung và có trở ngại trong học tập.” Bài kiểm tra này cũng có thể được tiến hành với kẹo dẻo, socola hay bất kỳ món ăn vặt nào khác.
Được biết, bài “test” nho khô (Raisin test) này có tương quan chặt chẽ với bài “test” kẹo dẻo (Marshmallow test) được giáo sư Walter Mischel của trường Đại học Standford (Mỹ) tiến hành vào cuối những năm 1960 đầu 1970. Trong bài Marshmallow test, một đứa trẻ được lựa chọn 1 trong điều sau: nhận ngay 1 món quà mà không cần chờ đợi hoặc nhận 2 món quà nhưng phải mất thời gian chờ đợi (khoảng 15 phút), sau đó người lớn sẽ đi ra ngoài để trẻ tự quyết định, món quà có thể là kẹo dẻo, bánh quy...
Bài kiểm tra này cũng cho thấy kết quả là: những đứa trẻ chịu chờ đợi để đạt được thứ mình mong muốn sẽ đạt được thành tích tốt hơn trong cuộc sống sau này, thể hiện qua điểm SAT, trình độ học vấn, chỉ số khối cơ thể (BMI)... Thí nghiệm phán đoán năng lực của trẻ đã được tiến hành từ năm 1985 với 558 bé trong độ 20 tháng tuổi và vẫn được tiếp tục đến nay.
Có thể thấy, Raisin test là một bài kiểm tra đơn giản mà không hề làm tổn thương con bạn, hơn nữa, nó cũng rất có căn cứ khoa học. Phương thức thử nghiệm ày sẽ giúp cha mẹ biết được năng lực của bé trong các phương diện như: nghe theo chỉ dẫn, kiên nhẫn ngồi im, tập trung vào nhiệm vụ và có thể kiểm soát tốt bản thân.
Trang Smart kid Parenting đã khuyến khích các bậc cha mẹ nên sớm tiến hành bài test này, tốt nhất là khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu như trẻ không đạt được kết quả như mong đợi, chúng ta cũng không nên quá thật vọng. Lời khuyên trong trường hợp này là, bạn sẽ tiếp tục luyện tập khả năng kiềm chế bản thân của trẻ với bữa sáng, bữa tối, bữa phụ... rồi thực hiện lại bài test này vào tháng sau.