Không nhận được sự quan tâm đúng mực của bố nên con thường thể hiện cảm xúc rất mãnh liệt, đặc biệt là khi tức giận.
- Mẹ 3 con chia sẻ kinh nghiệm dạy con làm việc nhà từ khi 2 tuổi
- 7 quy tắc nuôi dạy con nghiêm ngặt đến lạ đời của các ngôi sao nổi tiếng
Tôi và chồng kết hôn nhưng gia đình chồng không chịu, do chê tôi nghèo. Cưới nhau được 3 năm, con được 2,5 tuổi thì chồng tôi có bồ và nghe lời bố mẹ bỏ mẹ con tôi. Chúng tôi đã ly dị. Anh cấp dưỡng nuôi con, nhưng thăm non rất ít, 1-2 lần/tháng với nhiều lý do: thương con, sợ con nhớ bố nên hạn chế thăm. Thời gian anh thăm không ổn định nên con lúc nào cũng trông ngóng, chờ đợi. Tôi nhắn anh đến thăm con, anh bảo mình đang yêu, tôi đừng làm ảnh hưởng tới cuộc sống mới của anh. Gia đình nội không ai hỏi thăm bé. Anh rước con về nhà chơi thì chăm, không thì thôi, không đến thăm cũng không gọi điện cho cháu lần nào. Con tôi lúc nào cũng khóc lóc đau khổ đòi bố vì thế tôi đã gặp anh và nói chuyện của bé. Tôi nêu ra hai điều kiện:
1. Tôi sẽ không cho anh thăm con nếu anh tiếp tục không cư xử hợp lý.
2. Phải làm sao cho con được tốt nhất khi thể hiện tình thương.
Anh hứa và đã làm được: sắp xếp lịch ổn định hơn để 2 tuần tới thăm con một lần. Có điều, con bé quá mãnh liệt và không chấp nhận sự thật. Con hay nói không thương mẹ, đánh mẹ mỗi khi đòi bố, gom đồ vứt hay đánh người xung quanh mỗi khi nhớ bố.
Giờ, chồng cũ của tôi đã nghĩ cho con hơn và chịu lắng nghe hơn, nhưng do bé đã trải qua một năm biến động mà không nhận được sự quan tâm đúng mực của bố nên thường thể hiện cảm xúc rất mãnh liệt, đặc biệt là khi tức giận. Tôi rất lo lắng vì bé là con gái. Mong nhận được lời khuyên từ các chuyên gia để tôi có cách dạy và chăm bé tốt hơn. (Phương)
Trả lời:
Bạn thân mến!
Việc cha mẹ ly hôn là một trong những khó khăn lớn nhất mà đứa trẻ có thể phải trải qua trong đời. Để con trẻ có thể trải qua các khó khăn, điều quan trọng số một là người lớn phải làm giảm nhẹ khó khăn đó đi bằng thái độ bình thản. Các cụ ta có câu: Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có. Việc các con nghĩ thế nào về các biến cố trong đời sẽ phụ thuộc vào thái độ của chính cha mẹ.
Khi chúng ta làm ầm ĩ một việc nhỏ nhặt, các bé sẽ cảm thấy mình thật bất hạnh, khó khăn mà mình phải vượt qua thật là lớn. Khi chúng ta tỏ thái độ thản nhiên với một khó khăn lớn, các bé sẽ tự cảm thấy yên lòng và dễ dàng trải qua khó khăn đó.
Như câu chuyện một bà mẹ của một gia đình nhà nghèo, không có đủ tiền để cho con ăn đầy đủ đã nghĩ ra cách mua sẵn thùng mì tôm về nhà. Mỗi lần gia đình hết tiền ăn, bà ta lại đi mua một quả trứng vịt lộn, hai bìa đậu và một nửa mớ rau muống về nhà. Tối đó, bà ta tuyên bố cả nhà sẽ ăn lẩu để đổi bữa. Đảm trẻ vô cùng sung sướng nghĩ rằng mình đang được ăn lẩu thay vì phải đau đầu lo lắng vì cha mẹ hết tiền ăn.
Tóm lại, hai bố mẹ của cháu rất cần ngồi lại và bàn bạc với nhau cách thức ứng xử với cháu cho phù hợp. Khi con không còn cảm thấy bất an, tâm tính của con cũng sẽ hiền hòa trở lại.
Chúc con và bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn lớn này!