Nhiều lời nói của cha mẹ tưởng vô hại và nhằm đốc thúc con cố gắng hơn nhưng có thể gây tổn thương về cảm xúc cho con cái vô cùng sâu sắc.
- 3 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con sau này trở thành người quảng giao
- Bé trai chơi búp bê: Nên hay không?
1. So sánh con với người khác
So sánh con cái với những đứa trẻ khác sẽ không giúp con nhìn nhận chính xác về bản thân. Ngược lại, việc đối xử thiên vị giữa các anh chị em trong gia đình còn gây ra cạnh tranh không đáng có.
Hơn thế nữa, con có thể cảm thấy không được yêu thương bằng anh/chị/em của mình, còn người con bị đem ra so sánh cũng chịu gánh nặng phải làm người con hoàn hảo.
Nghiên cứu cho thấy việc ưu ái trẻ này hơn trẻ khác có thể dẫn tới triệu chứng trầm cảm nặng hơn khi trẻ trưởng thành.
2. Bác bỏ cảm xúc của con
Một món đồ chơi bị hỏng có thể không quan trọng so với việc trả hóa đơn tiền nhà, tiền điện nước mỗi tháng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trẻ không được quyền buồn bã về chuyện đó.
Khi bạn nói như vậy, trẻ sẽ phải tức chế niềm vui, nỗi buồn hoặc sự tức giận của mình, và khi trưởng thành con bạn sẽ không biết thể hiện bản thân hay xây dựng những mối quan hệ bền vững với mọi người.
Theo nghiên cứu, những đứa trẻ này khi trưởng thành sẽ khó chịu đựng những cảm xúc mạnh, có thể bị trầm cảm và lo âu.
3. Đánh lừa hoặc nói dối con
Cha mẹ đánh lừa, nói dối con sẽ khiến con cảm thấy mất niềm tin vào chính trí nhớ của mình. Con trở nên hoài nghi bản thân và thế giới xung quanh, từ đó dẫn đến thiếu tự tin vào bản thân.
Điều này có thể dẫn tới lo âu, trầm cảm, trường hợp nghiêm trọng có thể là rối loạn tâm thần.
4. Yêu thương con kèm điều kiện
Đa phần cha mẹ không cố ý gây hại con khi nói điều này mà là vì muốn cho con có động lực cố gắng hơn.
Tuy nhiên con bạn khi nghe những câu nói này sẽ hiểu rằng: "Bố mẹ và mọi người sẽ chỉ yêu con nếu con làm tốt mọi việc. Bản thân con không đáng được yêu thương nếu không có những thành tựu."
5. Nghi ngờ khả năng của con
Việc này không hề giúp con bạn cố gắng hơn, mà còn gây tác dụng ngược. Bạn càng nói nhiều về sự bất tài ở con thì khả năng con từ bỏ sẽ càng cao hơn.
Những lời nói như vậy của cha mẹ sẽ khiến con mất tự tin, dẫn tới trầm cảm và lo âu khi trưởng thành.
6. Dán nhãn cho con những đặc điểm về tâm lý hoặc ngoại hình
Trẻ thường được dạy nên phớt lờ những lời nói gây tổn thương của kẻ bắt nạt chúng, nhưng trẻ sẽ không thể làm được điều tương tự đối với những lời nói của cha mẹ.
Việc cha mẹ "dán nhãn" những khiếm khuyết về tâm lý hay ngoại hình sẽ làm trẻ có cái nhìn sai lệch về chính bản thân mình.
Điều đó có thể dẫn đến sự xuất hiện của một loạt các vấn đề tâm thần, trong đó có rối loạn ăn uống.
7. Làm con có cảm giác mắc nợ cha mẹ
Chắc hẳn bạn đã phải hy sinh không ít khi sinh con, nhưng việc sinh con ra là quyền lựa chọn của bạn. Đừng đổ trách nhiệm đó lên con cái. Con không cần phải cảm thấy tội lỗi vì những quyết định của bạn.
Trong một số trường hợp, những lời nói này của cha mẹ có thể dẫn đến cảm giác tội lỗi bệnh lý, đến lượt nó có liên quan đến các chứng loạn thần kinh khác nhau, trong đó có chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.