Cách tốt nhất giúp con trưởng thành và vượt qua nguy hiểm chính là trang bị cho bé những kỹ năng sinh tồn dưới đây để trẻ có thể thoát khỏi mọi tình huống.
- Thai nhi cũng “khôn” lắm chứ, ngay trong bụng mẹ đã biết mày mò học đủ 10 kỹ năng tuyệt vời này rồi!
Cha mẹ luôn cố gắng che chở và bảo vệ con bằng mọi cách, trong mọi tình huống nhưng cách tốt nhất để con tồn tại, vượt qua hiểm nguy chính là trang bị cho con những kỹ năng sinh tồn cơ bản từ thuở nhỏ. Trẻ càng được trải nghiệm nhiều kỹ năng thì trẻ sẽ càng thích nghi tốt với cuộc sống sau này. Dưới đây là danh sách các kỹ năng cần thiết, giúp trẻ có thể tự lập và tồn tại trong một số trường hợp mà cha/mẹ nên trang bị cho con.
1. Dạy con biết cấp cứu khi gặp nạn
Dạy cho trẻ gọi cấp cứu và phải làm gì trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng xảy ra là một điều rất cần thiết. Ở các nước tiên tiến, chương trình học của trẻ có những bài ngoại khóa hướng dẫn vấn đề này tùy theo từng lứa tuổi. Biết cách gọi cấp cứu là một hành động đơn giản để đứa trẻ được cứu sống. Các cháu có thể phản ứng rất hiệu quả thật sớm khi gặp tai nạn nếu được dạy phải hành động thế nào.
Trong nhà, bố mẹ nên dán số điện thoại cấp cứu ở một chỗ dễ nhìn để đảm bảo trẻ có thể nhìn thấy khi cần thiết. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần học và dạy con một số động tác xử lý như cầm máu, chăm sóc vết bỏng... để cứu mình và người khác. Đồng thời trước những tình huống này, con nên kêu gọi sự cứu giúp của những người xung quanh. Nếu thấy bố mẹ có hiện tượng bất thường, sau khi đã gọi cấp cứu con cũng cần lớn tiếng hô hào để nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm.
2. Dạy con cách vượt qua hiểm nguy
Khi con lớn lên, cha mẹ sẽ không thể có thời gian giám sát con suốt ngày đêm. Dạy con các kỹ năng thoát hiểm và cách phòng tránh tai nạn trong nhà là việc quan trọng hàng đầu. Hỏa hoạn, ngập lụt, động đất... là những dạng tai họa mà không ai có thể nói trước. Dạy con cách ứng phó với những tai nạn này ngay từ nhỏ sẽ giúp bố mẹ phần nào yên tâm hơn.
Ở nước ngoài, việc dạy trẻ cách đối phó với các tình huống như hỏa hoạn, động đất... rất được quan tâm. Đó là lí do dễ hiểu khi chúng ta có thể nhận thấy khả năng bản ứng của các bé Tây trước các tình huống này thường rất nhanh nhạy.
Tai nạn thường gặp nhất là trẻ bị đuối nước. Để phòng ngừa điều này, khi trẻ khoảng 5 - 6 tuổi, mẹ hãy cho trẻ học bơi. Bên cạnh đó, hãy dạy cho con những kỹ năng như khi lạc cha mẹ trẻ phải xử trí thế nào; khi bị người khác dụ dỗ, mời đồ ăn thức uống phải thế nào...
Một điều quan trọng khi dạy con cách vượt qua hiểm nguy mà bố mẹ cần biết đó là cho con biết mọi thông tin liên lạc của bố mẹ và các số điện thoại khẩn cấp cần thiết. Hãy nhắc nhở con cẩn thận rằng bất cứ khi nào gặp nguy hiểm, đi lạc hãy biết tìm cách giúp đỡ từ những người đáng tin cậy.
3. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn.
Ở tủ lạnh, cha mẹ nên treo một list số điện thoại quan trọng như xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát... Dạy trẻ cách gọi điện tới số gọi cấp cứu khi cần, nếu dùng điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.
5. Dạy con cách đối phó với người lạ
Hiện nay có rất nhiều trường hợp giả làm người quen của bố mẹ lân la trò chuyện với trẻ rồi bắt cóc hoặc có những hành vi đồi bại. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho trẻ, cha mẹ cần hết sức lưu ý dặn trẻ không được tiếp xúc với người lạ. Để tránh làm bé hoảng sợ, cần nhấn mạnh người lạ là người mà mình chưa biết là tốt hay xấu nên vẫn phải giữ khoảng cách như không đi theo họ, không ăn thứ gì mà họ đưa cho…
Để con hiểu rõ hơn vấn đề, bố mẹ hãy tự dựng lên cho con một số tình huống khi gặp người lạ để từ đó cho trẻ biết cách phản ứng và hành động đúng nhất. Giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng (như bố, mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của bé), ngoài ra không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác nếu không được bố mẹ dặn dò.
6. Dạy con kỹ năng sử dụng các vật dụng nguy hiểm
Đây là một điều quan trọng khi dạy trẻ kỹ sinh tồn. Trẻ nhỏ luôn luôn hiếu động, tinh nghịch nên khó tránh việc xảy ra những điều đáng tiếc. Người lớn đừng nghĩ trẻ chỉ có thể gặp nguy hiểm ở bên ngoài mà không biết rằng ngay tại trong nhà trẻ cũng có thể bị thương.
Trong nhà ai cũng có vô khối các vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, kim… Khi người lớn không có mặt, trẻ có thể lôi mấy thứ đó ra chơi và sẽ gây hại cho chính chúng và người khác. Dạy con sử dụng đúng cách, không gây sát thương cho bản thân và người khác là việc mà cha mẹ cần quan tâm ngay từ khi con mới 4, 5 tuổi. Dạy con làm từ từ từng việc một và dưới sự quan sát của cha mẹ sẽ giảm thiểu tác hại.
Bên cạnh dạy con biết sử dụng các vật sắc nhọn trong nhà, bố mẹ cũng cần chỉ cho trẻ biết những đồ gì tuyệt đối không được động đến khi bố mẹ vắng nhà như ổ điện, lửa, phích nóng, ...
7. Dạy con biết quản lý tiền
Dạy con biết quản lý tiền là một việc vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh không thể xem nhẹ. Bố mẹ đừng ngần ngại khi phải đưa tiền cho trẻ ngay từ nhỏ, hãy tập thói quen cho con biết tiêu tiền ngay khi con biết nhận thức rõ giá trị của đồng tiền. Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra trợ cấp cho con. Tuy nhiên, cần phải cho trẻ biết rằng, tiền không thể tự do chi tiêu theo ý muốn, hãy dạy trẻ cách tiêu tiền một cách hợp lý. Để làm được như vậy, chính bản thân bố mẹ phải là tấm gương cho con, trẻ sẽ quan sát việc chi tiêu của người lớn và xem chúng ta có làm những gì mà bạn nói không.
Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần giáo dục con các kỹ năng dưới đây!
Kỹ năng sinh tồn cơ bản
1. Có niềm tin vào bản năng sống
2. Có khả năng nhận thức tình huống
3. Suy nghĩ và biết lập kế hoạch
4. Luôn có một túi nhỏ đựng đồ dùng thiết yếu
5. Có thể chạy hay đi bộ một khoảng cách xa nhất định trong mọi dạng địa hình
6. Có trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết
Thức ăn và nước uống
7. Tìm nguồn nước và xác định có an toàn để uống không
8. Nếu nước không an toàn để uống, cần biết cách làm sạch
9. Biết cách lọc và đun sôi nước
10. Biết trồng rau cải và các loại thảo mộc từ hạt
11. Biết lựa chọn những loại thực phẩm có chất dinh dưỡng cao
12. Biết mở hộp thức ăn khi không có dụng cụ mở hộp (chà nắp hộp trên nền xi măng và sau đó mở với con dao)
13. Biết chế biến thức ăn theo công thức đơn giản
14. Biết một số cách lựa chọn thực phẩm
15. Biết nấu một bữa ăn mà không cần điện (dùng lò, đèn, hoặc bất cứ điều gì khác có thể)
16. Biết bảo quản thực phẩm bằng cách đóng hộp và khử nước
17. Biết xác định rằng thực phẩm vẫn an toàn để ăn, và làm thế nào để tối đa hóa thời gian bảo quản thực phẩm.
18. Biết cách xác định thực phẩm quá hạn cần loại bỏ.