Bố chính là tấm gương lớn nhất để con cái noi theo và trưởng thành. Chính vì thế, nếu người bố không mẫu mực hoặc dạy con sai cách, con rất khó để thành công trong tương lai.
- 14 dấu hiệu chứng minh trẻ lớn lên sẽ rất thông minh, con bạn có bao nhiêu?
- 9 thói hư tật xấu của con bắt nguồn từ lỗi của cha mẹ, trẻ chỉ đang 'sao chép' lại mà thôi
Song hành cùng với mẹ, người bố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của con cái, đặc biệt về nhận thức và tính cách.
Một nghiên cứu mới đây đã kết luận, trong những năm tháng đầu đời, trẻ được tiếp xúc, nuôi dạy và chơi cùng bố nhiều hơn thì chỉ số IQ của trẻ sẽ cao hơn, thông minh hơn.
Chính vì thế, nếu bé được dạy dỗ bởi một ông bố tốt, mẫu mực thì lớn lên tương lai sẽ rộng mở, tươi sáng. Nhưng ngược lại, người bố không làm gương được cho con, không có cách nuôi dạy con đúng đắn, tương lai của con có thể trở nên u tối, mãi mãi thất bại.
Dưới đây là 5 kiểu người bố âm thầm phá hủy tương lai con
Kiểu thứ nhất: Người bố hay cãi nhau với mẹ
Đứa trẻ muốn lớn lên ngoan ngoãn và thành công, trước tiên chúng phải được nuôi dưỡng bằng chính tình yêu thường của bố và mẹ.
Cách các ông bố thể hiện tình cảm, tình yêu của mình mạnh mẽ và tốt đẹp nhất không phải là dành cho đứa trẻ mà hãy dành điều đó cho người vợ, người mẹ của chúng, trẻ sẽ nhìn thấy đó làm tấm gương, học cách cư xử điềm đạm, dịu dàng của bố.
Một ông bố luôn cư xử ôn hòa, quan tâm mẹ sẽ làm đứa trẻ cảm nhận được tình yêu và sự ấm áp của bố. Với con, cha là người đàn ông mạnh mẽ, là chỗ dựa cho mẹ, có thể bảo vệ đứa trẻ. Ngược lại, một người bố chỉ biết cãi nhau với mẹ, cục súc, bạo lực, điều này sẽ làm con sợ hãi, khiến con cảm thấy bất ổn về tình cảm.
Về lâu dài có thể dẫn đến trạng thái rối loạn tâm lý ở trẻ. Nếu một đứa trẻ chưa có sự thấu hiểu như một người trưởng thành hoặc khả năng chịu đựng kém thì mỗi lần nhìn thấy bố cãi nhau với mẹ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tâm lý khác, chúng có thể sẽ học theo cách cư xử của bố, trở thành người y như bố.
Kiểu thứ hai: Người bố không coi trọng lời hứa
Lời hứa luôn luôn quan trọng với tất cả chúng ta, đối với người lớn, trong một vài trường hợp có thể thay đổi nhưng đối với một đứa trẻ dưới 10 tuổi, nó là vô cùng quan trọng.
Trẻ con thường suy nghĩ rất nhiều về lời hứa. Thường thì trong mắt của con, cha là người đáng tin tưởng nhất. Mỗi hành động của bố đều thiêng liêng đối với con.
Việc bố không giữ lời hứa (đưa con đi chơi, hoặc hứa việc gì đó rồi chỉ làm cho có lệ) dẫn đến đánh mất sự tin tưởng trong lòng con, lâu dần sẽ khiên con mất đi lòng tin.
Sự thất hứa liên tục đó của bố vô tình phát triển thành một thói quen xấu trong mắt con, khiến con không tin tưởng bất kỳ ai, hời hợt với mọi thứ. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hiện tại và tương lai của bé, nhân cách của bé.
Kiểu thứ ba: Người bố bạo lực
Một người bố ưa bạo lực sẽ tác động rất xấu tới việc hình thành tính cách của con, có thể biến con thành một người thích động chân tay, một kẻ xấu xa trong tương lai.
Hoặc một trường hợp khác là bố và con ở hai thái cực trái ngược nhau. Nếu người bố thích bạo lực, cáu gắt thì đứa trẻ sẽ rụt rè nhưng lại rụt rè trong sợ hãi.
Điều này càng đáng sợ hơn và không có lợi đối với việc phát triển sự tự tin cho con, khiến con lúc nào cũng rụt rè, lo lắng, thậm chí có thể tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý của con.
Kiểu thứ tư: Người bố chăm chăm vào điện thoại
Điện thoại là thứ không thể thiếu trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, có một số ông bố đã để điện thoại chi phối toàn bộ thời gian của mình.
Nhiều ông bố òn mang cả điện thoại vào nhà vệ sinh, thời gian chơi với điện thoại còn nhiều hơn thời gian gần gũi, trò chuyện với con.
Bỏ qua thời gian gần gũi với con khiến con cảm thấy mối quan hệ trở nên xa cách. Đứa bé cũng ít giao tiếp hơn. Từ đó khả năng giao tiếp của con cũng bị hạn chế, bé lớn lên cảm thấy cô đơn và bị tự kỷ.
Kiểu thứ năm: Người bố nghiện hút thuốc
Nhiều ông bố có thói quen hút thuốc, nghiện thuốc, khiến bản thân ảnh hưởng sức khỏe. Nguy hại hơn, bố hút thuốc, con cũng gián tiếp ngửi mùi độc hại.
Trẻ có bố hay hút thuốc sẽ dễ bị viêm phế quản, viêm phổi, tăng tỷ lệ mắc bệnh về hô hấp, bệnh hen suyễn,…