Đây là những thói quen của rất nhiều bậc cha mẹ vẫn làm với con mỗi ngày vì tưởng rằng nó vô hại, thế nhưng bố mẹ lại không biết rằng điều đó khiến khoảng cách giữa bố mẹ và con ngày càng xa hơn.
- 5 cách dạy con lạc hậu của đa số cha mẹ có thể gây phản ứng ngược với con
- Chuyên gia khuyến cáo 5 cách phòng tránh béo phì ở trẻ cha mẹ nào cũng cần biết
1. Bố mẹ không kiểm soát cảm xúc bản thân
Sau ngày dài làm việc mệt mỏi, chắc hẳn không ai muốn khi về nhà mà phải xử lí các con cãi nhau chí chóe giành đồ chơi. Chán nản, bực mình, bạn giận cá chém thớt trút giận lên con để các con không gào thét nữa.
Thế nhưng trong trường hợp này hãy bình tĩnh và xử lý tình huống một cách phù hợp. Điều này giúp con cảm thấy an toàn. Khi bạn thường xuyên tức giận và lo âu… thì con bạn cũng bắt chước và đối xử hung hăng, gây hấn với người khác.
2. Bố mẹ quá cay nghiệt, khắt khe với con
Con bạn luôn quan sát và phân tích tình yêu và sự quan tâm mà bạn dành cho con. Nếu bạn khắt khe với con mà không có lí do cụ thể nào thì con sẽ rất bối rối về tình yêu thương của bạn.
"Nhiều bậc cha mẹ hay chê trách con, hạ thấp con, so sánh với con nhà người ta với hi vọng là con sẽ học chăm chỉ hơn chẳng hạn, bởi vì ba mẹ cũng từng được dạy như thế".
Một số cha mẹ khác thì đánh mắng con để giải tỏa áp lực của bản thân mình thay vì sửa cho con. Hành vi như vậy có thể khiến những trẻ có tinh thần nhạy cảm có cảm giác yếu đuối và bất lực và còn có thể dẫn đến trầm cảm.
3. Bố mẹ không đặt ra giới hạn giữa bạn và con
Con bạn cần không gian để phát triển nên cần tôn trọng sự riêng tư của con. Vào phòng mà không gõ cửa hay đọc trộm nhật kí hay tin nhắn của con là đang xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư đó.
4. Bố mẹ thiên vị giữa các con
Hãy trân trọng điểm mạnh của con và giúp con cải thiện những điểm chưa tốt thay vì so sánh con với anh chị hoặc các bạn bên cạnh việc các anh chị em hay ganh đua với nhau.
Điều này còn khiến con cảm thấy bị bỏ rơi, cô lập, không hòa nhập và thù ghét gia đình. Trẻ có thể cố tình nổi loạn để được chú ý ở nhà cũng như ở trường.
5. Bố mẹ ganh đua với con
Là cha mẹ, trách nhiệm của bạn là hướng dẫn và khuyến khích sự phát triển của con. Thế nhưng sự đố kị với con có thể khiến mối quan hệ bị trì trệ. Ví dụ, mẹ ganh tị với sự xinh xắn của cô con gái khi để tóc ngắn nên bảo với con rằng trông không hợp. Đừng để sự cạnh tranh không lành mạnh phá hoại mối quan hệ giữa hai người - hãy vui mừng thay cho con.
6. Bố mẹ muốn con chọn bênh bố hoặc mẹ
Kể cả nếu bạn không đồng ý với vợ/chồng mình thì cũng đừng kể xấu với con để con bênh bạn. Khi bạn nói với con rằng "con đừng có giống bố/mẹ nhé", bạn đang gieo mầm bất hòa và tạo ra cục diện rối rắm trong gia đình.
7. Đối xử với con như bạn thân
Con chưa đủ trưởng thành về mặt nhận thức và cảm xúc để thay thế một người bạn. Khi bạn đòi hỏi một đứa trẻ 10 tuổi phải dành mọi thời gian rảnh với mình, con sẽ không thể học cách hình thành các mối quan hệ lành mạnh với người khác.
8. Bố chỉ yêu thương con nếu con làm những điều bố mẹ muốn.
Đừng bao giờ ngừng thể hiện tình yêu thương với con khi không con đạt được những mục tiêu mà bạn đưa ra nếu không thì con sẽ cảm thấy bất an và lo âu. Tình yêu của ba mẹ nên là tình yêu không điều kiện.
9. Bạn làm con cảm thấy có lỗi
"Nếu con không đạt điểm 10 môn toán thì mẹ sẽ rất buồn". Dọa nạt về mặt cảm xúc như thế có thể khiến con không buồn phiền và có lỗi nếu như con không làm bài tốt.
Hãy giải thích tại sao bạn nghĩ con nên học chăm chỉ: "Con đã ôn bài mỗi ngày và mẹ sẽ rất vui nếu con được điểm cao".
10. Bố mẹ bảo bọc con thái quá
Bạn muốn con không thất vọng là chuyện bình thường. Nhưng khi bạn thường xuyên can thiệp ngay khi con gặp khó khăn thì bạn đang cản trở sự độc lập của con.
Điều này cũng biến bạn thành cha mẹ bảo bọc thái quá hoặc quá nuông chiều con. Nên để con tự do, học cách vấp ngã và thất bại rồi tự đứng lên sau đó.