Khu vực xảy ra sạt lở ở đèo Bảo Lộc khiến 4 người tử nạn: Không có cây rừng mà được trồng toàn sầu riêng

Xã hội 01/08/2023 08:36

Ảnh chụp bằng flycam cho thấy, đất đá sạt lở đều thuộc khoảnh đất trồng sầu riêng. Khối đất đá đổ xuống chôn vùi Trạm CSGT Madaguoi, làm 4 người tử nạn.

Theo thông tin từ Dân Trí, liên quan đến vườn sầu riêng trên đất rừng tại khu vuẹc sạt lở ở đèo Bảo Lộc, ông Đặng Văn Chinh, Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết vườn sầu riêng nói trên thuộc sở hữu của bà Đặng Thị L. (trú thị trấn Đạ M'ri).

Khu vực xảy ra sạt lở ở đèo Bảo Lộc khiến 4 người tử nạn: Không có cây rừng mà được trồng toàn sầu riêng  - Ảnh 1
Vườn sầu riêng trên đồi bị sạt lở - Ảnh: Dân Trí

Theo ông Chinh, bà L. đã sinh sống tại khu vực này từ khá lâu và bắt đầu canh tác trên ngọn đồi nói trên từ năm 1985 đến nay. Toàn bộ khu đất này đã đưa ra quy hoạch ngoài 3 loại rừng từ năm 2008, theo quyết định 450 của UBND tỉnh Lâm Đồng (Đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất để sử dụng đất phát triển kinh tế, xã hội của địa phương).

"Ngày trước, trên diện tích này bà L. trồng cây cà phê, mít, bơ, gần đây mới cải tạo lại để trồng cây sầu riêng", Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri nói.

Khu đất trồng sầu riêng khoảng 1ha với tuổi đời cây khoảng từ 3 đến 4 năm tuổi, xung quanh là rừng tự nhiên bao bọc.

Dẫn tin từ Tuổi Trẻ, về việc có phải khu trồng sầu riêng phía sau trạm là nguyên nhân chính gây sạt lở, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng không có cơ sở. Sạt lở là tổ hợp nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính do kết cấu đất bazan và mưa lớn cực đoan gây biến đổi kết cấu chung trong khu vực.

Khu vực xảy ra sạt lở ở đèo Bảo Lộc khiến 4 người tử nạn: Không có cây rừng mà được trồng toàn sầu riêng  - Ảnh 2
Đồi trồng sầu riêng sụp xuống vùi xe cộ, nhà cửa - Ảnh: Tuổi Trẻ

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cũng đã chỉ đạo mời các chuyên gia địa chất xác định nguyên nhân vụ sạt lở. Đồng thời, đánh giá địa chất toàn bộ tuyến đèo Bảo Lộc và các tuyến đèo quanh tỉnh Lâm Đồng để có giải pháp lâu dài.

Trước đó, theo VnExpress, khoảng 14h30, đoạn đèo Bảo Lộc gần Trạm cảnh sát giao thông Madagui (thuộc phòng CSGT Công an Lâm Đồng) bị sạt lở. Hàng chục tấn đất đá đã sạt lở từ trên đỉnh đồi xuống lấp toàn bộ mặt đường đèo. Trụ sở cảnh sát bị vùi lấp một phần. Vụ sạt lở khiến ba cảnh sát giao thông cùng một người dân mất tích.

Khu vực xảy ra sạt lở ở đèo Bảo Lộc khiến 4 người tử nạn: Không có cây rừng mà được trồng toàn sầu riêng  - Ảnh 3
Hiện trường vào ngày xảy ra vụ việc - Ảnh: VnExpress

Theo cơ quan chức năng, những ngày qua, tỉnh Lâm Đồng liên tục có mưa lớn. Trụ sở làm việc của các cảnh sát giao thông Madagui có lưng dựa vào vách núi cao. Ba chiến sĩ sau khi điều tiết giao thông trên đèo Bảo Lộc do sạt lở trước đó về trạm ăn trưa, nghỉ ngơi. Sau đó, khi cả 3 đang cùng người dân di dời phương tiện, trang thiết bị trong khuôn viên trụ sở thì xảy ra sự cố.

 

Vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc khiến 3 CSGT tử vong: Xót xa mâm cơm dang dở, có đồng chí chưa kịp ăn thì đã gặp nạn

Đại tá Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết 3 cán bộ công an thuộc trạm CSGT tỉnh Madaguôi bị đất đá vùi lấp và hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

TIN MỚI NHẤT