Tây Ninh: Hai người phụ nữ đang làm vườn bị rắn độc tấn công suýt mất mạng

Tin y tế 20/09/2023 16:53

Hai người phụ nữ bị rắn độc tấn công khi đang làm vườn, may mắn được cứu sống nhờ cấp cứu kịp thời.

Theo thông tin từ Báo Người Lao Động, chiều 20-9, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh thông tin vừa tiếp nhận cấp cứu cùng lúc hai trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ tấn công khi đang làm vườn.

Hai nạn nhân là phụ nữ 46 tuổi và 56 tuổi cùng ở Trảng Bàng-Tây Ninh, đang làm vườn thì bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào ngón tay, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng sưng phù cả mu bàn tay.

Tây Ninh: Hai người phụ nữ đang làm vườn bị rắn độc tấn công suýt mất mạng - Ảnh 1

Hai phụ nữ được cứu sau khi được tiêm huyết thanh kháng nọc rắn độc. Ảnh: Người Lao Động

Sau khi được thực hiện các xét nghiệm cần thiết, cả hai được chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn. Hiện tại, sau tiêm huyết thanh và theo dõi tình trạng rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, tổn thương gan, thận cấp, hai bệnh nhân đều đã ổn định.

Theo các bác sĩ, nọc độc rắn lục đuôi đỏ có thể gây tổn thương hoặc hoại tử cơ, suy thận, rối loạn đông máu - tức là làm cho nạn nhân dễ bị chảy máu hơn và khó đông hơn. Nhờ được đưa đến bệnh viện xử trí kịp thời nên cả hai bệnh nhân đều đã hồi phục tốt.

Theo Tuổi Trẻ, đầu mùa mưa, thời điểm các loài rắn độc sinh sôi, khiến nhiều người dân ở Gia Lai bị rắn độc cắn liên tiếp nhập viện.

Chỉ trong vòng 2 tuần qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận 9 bệnh nhân cấp cứu do bị rắn độc cắn. Trong đó, có 3 trường hợp nguy kịch phải chuyển đến khoa hồi sức tích cực chống độc để điều trị.

Tây Ninh: Hai người phụ nữ đang làm vườn bị rắn độc tấn công suýt mất mạng - Ảnh 2
Bệnh nhân nhập viện vì rắn cắn. Ảnh: Tuổi Trẻ

Theo VTV, thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng nguy kịch, nhập viện muộn do dùng thuốc nam sơ cứu.

Dẫu biết bị rắn cắn cần phải sơ cứu nhưng một số người tin vào những bài thuốc nam nên đến viện muộn. Ngay cả khi bị rắn hổ mang cắn vào cổ nhưng vẫn có bệnh nhân tận sau đó 1 ngày mới đi viện.

Theo các bác sĩ, sai lầm lớn nhất của bệnh nhân khi bị rắn cắn là tự điều trị tại nhà hoặc áp dụng kinh nghiệm dân gian.

Nếu không sơ cứu đúng cách thì nọc độc sẽ xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng, gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó người dân nếu bị rắn cắn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

 

Ninh Thuận: Dùng cá nóc mú ăn trưa, một người tử vong

Bệnh viện đã thực hiện các xét nghiệm, theo dõi tại phòng hồi sức của khoa Nội tổng hợp. Bệnh nhân C. có dấu hiệu hôn mê, nổi vân tím, huyết áp không đo được. Các bác sĩ hội chẩn tình trạng bệnh nhân, tiên lượng tử vong. Người nhà đã xin đưa bệnh nhân về để lo hậu sự.

TIN MỚI NHẤT