Nguồn gốc thực tế 10 nguyên liệu trong ổ bánh mì Phượng khi đến tay người tiêu dùng

Tin y tế 15/09/2023 11:45

Cơ quan chức năng đã lấy các mẫu lưu của cơ sở và mẫu có liên quan gửi kiểm nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang, dự kiến từ 7-10 ngày sẽ có kết quả.

Nguồn gốc nguyên liệu bánh mì Phượng

Thông tin từ Báo Người Lao Động, theo xác nhận của một số cơ sở y tế đang điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng, ngày hôm qua (14-9).

Theo kết quả xác minh từ đoàn điều tra, giám sát và xử lý ngộ độc thực phẩm do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam lập và tiến hành hôm 13-9, qua khai báo của chủ cơ sở, có tất cả 10 nguyên liệu, thực phẩm dùng để chế biến ra ổ bánh mì Phượng đến tay thực khách. Trong đó, pa tê do cơ sở tự chế biến, một số nguyên liệu do tiệm bánh mì Phượng mua về rồi tự chế biến, một số mua về đưa vào bánh mì dùng trực tiếp.

Cụ thể, bánh mì được mua tại cơ sở bánh mì 304 Phan Châu Trinh, TP Hội An của bà V.T.T. là chủ cơ sở; thịt xíu và xíu mại được cơ sở bánh mì Phượng tự chế biến sau khi mua thịt heo của bà L., chợ Hội An.

Nguồn gốc thực tế 10 nguyên liệu trong ổ bánh mì Phượng khi đến tay người tiêu dùng - Ảnh 1

10 nguyên liệu trong ổ bánh mì Phượng được lấy từ đâu? - Ảnh: Giáo dục thời đại

Dự kiến từ 7-10 ngày mới có kết quả kiểm nghiệm để xác định nguyên nhân ngộ độc

Pa tê do cơ sở bánh mì Phượng tự chế biến; rau răm, rau húng, hành mua của bà V.H. - chợ Hội An. Sốt trứng gà tươi (trứng gà, dầu ăn) do cơ sở tự chế biến từ trứng gà mua của bà Ng. – chợ Hội An; dưa leo và xà lách mua của ông Th. - chợ Hội An.

Quả đu đủ tươi được mua của ông Th. - chợ Hội An về cơ sở tự chế biến thành đu đủ chua. Chả heo mua tại cơ sở của bà Đ.T.Th., địa chỉ 282 Nguyễn Duy Hiệu, phường Sơn Phong, TP Hội An.

Tại thời điểm điều tra, tiệm bánh mì Phượng chỉ lưu giữ hợp đồng cung cấp thực phẩm với các hộ Đ.T.Th., V.T.T., P.T.L. Các cơ sở cung cấp khác không có hợp đồng, không lưu giữ giấy tờ về an toàn thực phẩm của các cơ sở cung cấp nguyên liệu thực phẩm.

Nguyên nhân hơn 140 người ngộ độc tại Hội An

Theo thông tin từ Báo Giáo dục thời đại trước đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trong ngày 11/9, tiệm bánh mì Phượng bán ra gần 2.000 ổ bánh mì. Trong ngày 12/9, cơ sở này bán ra 1.700 ổ bánh mì. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có tủ kính bảo quản sản phẩm.

Nguồn gốc thực tế 10 nguyên liệu trong ổ bánh mì Phượng khi đến tay người tiêu dùng - Ảnh 2

 

Nguồn gốc thực tế 10 nguyên liệu trong ổ bánh mì Phượng khi đến tay người tiêu dùng - Ảnh 3
Người bệnh có triệu chứng tương tự nhau. Ảnh: Người Lao Động

Tuy nhiên, khu vực sơ chế của cơ sở này chưa đảm bảo vệ sinh, chưa phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến với khu vực khác… Ngoài ra, tiệm không lưu bánh mì mẫu, sốt trứng gà tươi trong số lượng món ăn trong một ngày. Cơ sở không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh. Các dụng cụ sơ chế, chế biến chưa đảm bảo vệ sinh.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, thức ăn nghi ngờ ngộ độc là bánh mì gồm pa tê, thịt xíu, xíu mại, rau răm, rau húng, hành, xà lách, sốt trứng gà tươi, dưa leo, đu đủ chua, chả heo… Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Cụ thể, đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị tiếp tục cấp cứu và điều trị tích cực, đảm bảo hồi phục sức khỏe cho các bệnh nhân vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm Phượng ở TP Hội An.

Đồng thời, yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở bánh mì Phượng. Đề nghị ngành Y tế tỉnh này tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở.Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Từ Thị Ngọc Mai - Khoa Nội B, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức cho biết, các bệnh nhân nhập viện cấp cứu rải rác trong ngày 12/9. Khai thác tiền sử và các dấu hiệu ban đầu cho thấy bệnh nhân ngộ độc cùng một loại thực phẩm. Hiện, một số bệnh nhân đã ổn định sức khỏe. Một số khác vẫn còn dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao.

 

 

Hà Nội: Ghi nhận thêm nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt tử vong vì sốc sốt xuất huyết

Sau ba ngày sốt cao bị đau mỏi toàn thân, buồn nôn, choáng ngã do tụt huyết áp được bác sĩ cấp cứu chẩn đoán sốc sốt xuất huyết.

TIN MỚI NHẤT