Bệnh nhân là nữ, 64 tuổi, ở TP.Thuận An, Bình Dương được nhập viện điều trị tại một bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Việc cần làm khi phát hiện mắc COVID-19 trong lúc đi du lịch
- Chủ quan tiêm đủ vắc xin COVID-19 vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh
Theo đó, thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, Sở Y tế Bình Dương xác nhận có 1 ca tử vong do COVID-19, là ca đầu tiên ở Bình Dương từ sau đợt dịch lần thứ 4 và từ đầu năm 2023 đến nay.
Trước đó bệnh nhân có triệu chứng mệt, khó thở, kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS- CoV-2.
Sau 5 ngày tích cực điều trị, tình trạng bệnh nhân xấu dần và tử vong vào lúc 16 giờ 33 phút tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc tại bệnh viện. Được biết, bệnh nhân chỉ tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19.
Trong ngày 29/4, Bình Dương ghi nhận 53 ca mắc mới COVID-19, 5 ca nặng phải nhập viện. Tích lũy từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 390 ca mắc và 1 ca tử vong.
Ngành y tế tỉnh Bình Dương đề nghị người dân nên đến các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19.
Thống kê đến nay toàn tỉnh Bình Dương đã tiêm được hơn 7,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong đó có hơn 2,8 triệu liều tiêm mũi 1, hơn 2,4 triệu liều tiêm mũi 2, hơn 1,8 triệu liều tiêm mũi 3 và hơn 409.000 liều tiêm mũi 4.
Theo VietNamNet trước đó, bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận một ca tử vong liên quan đến Covid-19
người bệnh là nam, sinh năm 1969, ngụ tại Bình Dương. Ông được chuyển đến Khoa Bệnh nhiệt đới trong tình trạng nặng, phải thở máy vào ngày 17/4.
Trước đó, người này điều trị tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy với các bệnh lý cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim, suy tim, rối loạn sinh tủy (một dạng bệnh lý tiền ung thư huyết học).
Khoảng giữa tháng 4, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở, nghi ngờ mắc Covid-19. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông dương tính với virus SARS-CoV-2. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến khu vực cách ly của Khoa Bệnh nhiệt đới. Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân xấu dần và tử vong.
Bác sĩ cảnh báo trong bối cảnh số ca bệnh Covid-19 trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao, những người có yếu tố nguy cơ cần được bảo vệ. Cụ thể, người thuộc nhóm nguy cơ cần thực hiện nguyên tắc 2K (đeo khẩu trang, khử khuẩn) và hạn chế đi đến những nơi đông người. Những người sống chung nhà với đối tượng nguy cơ cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt để bảo vệ họ.