Bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh không nên chủ quan, bởi giai đoạn này chu kỳ kinh nguyệt thất thường nhưng vẫn có khả năng thụ thai.
- Đắp lá trầu không để làm trắng, chữa nám, người phụ nữ nhận kết đắng: Làn da loang lổ, lốm đốm trắng
- Ngộ độc rượu, 2 dì cháu nhập viện trong tình trạng nôn ói, mệt, mờ mắt...
Theo thông tin từ VTC News, gần đây, nhiều trường hợp sản phụ mang thai, sinh con khi ngoài 50 tuổi, đều đã lên chức bà nội, bà ngoại.
Tháng 7/2023, bác sĩ Nguyễn Trung Đạo, khoa Sản bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mổ sinh cho một sản phụ 50 tuổi, quê Sơn La. Bé trai chào đời nặng 3,6kg, khoẻ mạnh, sức khoẻ mẹ cũng ổn định.
Tháng 4/2023, Bệnh viện 354 Hà Nội cũng đỡ đẻ thành công cho người phụ nữ 51 tuổi, quê Bắc Giang, đã có cháu nội. Thai phụ này cảm thấy bất thường trong bụng, đi khám thì phát hiện thai đã ở tuần thứ 22.
Ngoài các trường hợp phụ nữ lớn tuổi có thai tự nhiên kể trên, gần đây tại các bệnh viện cũng ghi nhận nhiều phụ nữ mang thai và sinh con ở độ tuổi 50 – 60 nhờ y học hiện đại. Điển hình như trường hợp sản phụ sinh năm 1963, quê Hải Phòng.
Vợ chồng người phụ nữ này đã có hai con, một trai, một gái. Con lớn đang định cư ở nước ngoài, người con trai không may tai nạn qua đời năm 20 tuổi. Sau biến cố của con trai, vợ chồng bà mong có thêm con bên cạnh khi về già. Do lớn tuổi nên bà khó có khả năng mang thai tự nhiên.
Dẫn tin từ Sức khỏe Đời sống, theo các bác sĩ khoa phụ sản, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh không nên chủ quan, bởi giai đoạn này chu kỳ kinh nguyệt thất thường nhưng vẫn có khả năng thụ thai.
Đối với những người lớn tuổi thì chỉ nên sinh con khi thực sự cực chẳng đã, còn khi đã có con và tuổi cao thì không nên đẻ nữa.
Trong trường hợp người lớn tuổi phát hiện mang thai cần phải đi khám để kiểm tra tra sức khỏe kỹ lưỡng. Bởi vì ở những người lớn tuổi thường hay mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nên trước khi làm bao giờ cũng phải kiểm tra đầy đủ.
Trong quá trình mang thai cũng phải theo dõi rất chặt. Tuy rằng bệnh nhân nào cũng phải theo dõi chặt nhưng ở những người có tuổi thì càng phải chặt hơn. Bởi khi mang thai rất dễ bị cao huyết áp. Ở người trẻ thì nguy cơ thấp hơn, còn ở những người cao tuổi thì nguy cơ cao hơn.
Bên cạnh đó, bệnh đái đường ở những người trẻ ít hơn, nhưng người lớn tuổi thì dễ bị chuyển hóa hơn. Đối với những người bị tiểu đường thai kỳ, thuốc phải điều trị theo đơn, kết hợp theo dõi huyết áp, ăn uống phải giảm ăn đường và không ăn mặn dễ cao huyết áp, còn lại cần ăn uống bình thường, đầy đủ dưỡng chất...