Nam MC qua đời vì cơn hen suyễn cấp tính khiến nhiều người xót xa

Tin y tế 06/05/2023 06:34

Truyền thông không khỏi bất ngờ khi nam MC nổi tiếng qua đời ở tuổi 38 sau cơn hen suyễn cấp tính.

Loạt trang giải trí hàng đầu xứ vàng như Thairath, Sanook… đồng loạt đưa tin nam MC nổi tiếng Thái Lan kiêm Giám đốc điều hành của Cartoon Club Media - Thanat Tananuchittikul đột ngột qua đời ở tuổi 38. Được biết, tin buồn này được đăng tải trên trang fanpage Cartoon Club với hơn 200 nghìn lượt theo dõi.

Cụ thể, fanpage thông báo MC Thanat đã qua đời sau khi lên cơn hen suyễn cấp tính vào ngày 5/5. Ngay lập tức, thông tin này đã khiến công chúng không khỏi bàng hoàng. Đông đảo bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ đã gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự ra đi đột ngột này của nam MC.

Nam MC qua đời vì cơn hen suyễn cấp tính khiến nhiều người xót xa - Ảnh 1

Nam MC nổi tiếng Thanat Tananuchittikul đột ngột qua đời do lên cơn hen suyễn cấp tính. Ảnh: Internet

Thanat Tananuchittikul (38 tuổi), được biết đến với nghệ danh Pi Nat Cartoon. Anh hoạt động từ khi còn nhỏ trong lĩnh vực phim hoạt hình. Đến khi qua đời, anh có 25 năm kinh nghiệm trong ngành này. Anh bắt đầu làm người dẫn chương trình Highlight Cartoon 9 và dần trở thành gương mặt được rất nhiều em nhỏ yêu thích. Bên cạnh đó, nam MC từng phát hành album Cartoon 9 cùng với em trai và còn tham gia diễn xuất trong một số tác phẩm của đài CH3.

Nam MC qua đời vì cơn hen suyễn cấp tính khiến nhiều người xót xa - Ảnh 2
Nam MC qua đời ở tuổi 38. Ảnh: Internet

Thanat Tananuchittikul có học vấn khủng khi tốt nghiệp Cử nhân Thương mại và Kế toán tại trường đại học danh giá hàng đầu Thái Lan - Chulalongkorn. Chưa hết, anh còn xuất sắc lấy được 2 bằng Thạc sĩ từ 2 ngôi trường nổi tiếng khác là Đại học Mahidol và Đại học Công nghệ Sydney, Úc.

Sau đó, Thanat đã từ giã vị trí MC để lui về hậu trường, đảm nhận chức vụ Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Cartoon Club Media.

Nam MC qua đời vì cơn hen suyễn cấp tính khiến nhiều người xót xa - Ảnh 3
Hen suyễn vô cùng nguy hiểm. Ảnh: Internet

Theo Sức khỏe và Đời sống, hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là một bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính” nghĩa là cũng cần nhiều thời gian nhưng cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này.

Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do vậy những người tiếp xúc với người hen suyễn không có nguy cơ mắc bệnh này.

Hen suyễn được các chuyên gia đánh giá là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dễ gây biến chứng và có thể gây tử vong.

Hiện trung bình mỗi năm có khoảng 3.000 người tử vong do hen tại nước ta, tỷ lệ tử vong do hen chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do ung thư, vượt lên trên tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch.

Bệnh còn gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai: nguy cơ mắc bệnh thường xảy ra ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Theo đó phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh hen suyễn dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị suyễn khi mang thai cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ trẻ bình thường.

Hen kéo dài, không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra những biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,...

Nam MC qua đời vì cơn hen suyễn cấp tính khiến nhiều người xót xa - Ảnh 4
Lưu ý khi mắc hen suyễn. Ảnh: Internet

 Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, để bệnh không tiến triển gây biến chứng nguy hiểm, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân khuyến cáo người bệnh cần thực hiện:

Cai thuốc lá: khuyến khích người bệnh ngừng hút thuốc và tránh phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá.

Tập luyện thể lực: khuyến khích người bệnh hen tích cực vận động nhằm cải thiện sức khỏe chung. Xử trí co thắt phế quản do gắng sức theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh các loại thuốc có thể khiến bệnh hen nặng lên: thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc chẹn beta. Nếu mắc hội chứng mạch vành cấp, người bệnh cần cân nhắc dùng thuốc chẹn beta chọn lọc cho tim mạch nếu lợi nhiều hơn hại.

Chế độ ăn phù hợp: khuyến khích bệnh nhân ăn nhiều rau và trái cây tươi, không dùng thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.

Có chế độ ăn phù hợp là điều kiện tiên quyết giúp bạn kiểm soát và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh hen suyễn.  

Phòng ô nhiễm không khí trong nhà: nên loại bỏ việc đun nấu gây ô nhiễm không khí trong nhà hoặc thêm ống thông khí ra ngoài khi sử dụng.

Tránh hít phải không khí ô nhiễm bên ngoài: tránh hoạt động thể lực cường độ cao ở nơi có tình trạng ô nhiễm nặng, thời tiết quá lạnh hoặc độ ẩm thấp; hạn chế đến nơi đông người trong những đợt bùng phát virus gây bệnh đường hô hấp.

Đối phó với cảm xúc: việc cười to, khóc, giận dữ hoặc sợ hãi không kiểm soát có thể là nguyên nhân hen suyễn khởi phát triệu chứng bệnh nếu người bệnh không dùng thuốc kiểm soát hen. Trong trường hợp đó, khuyến khích bệnh nhân đối phó với cảm xúc như tập thư giãn hoặc hít thở phù hợp.

Tránh các yếu tố khởi phát cơn hen theo bác sĩ điều trị hướng dẫn.

Tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm một lần và tiêm vacxin phòng phế cầu 5 năm một lần nhằm giảm các cơn hen cấp tính. Ngoài ra, tiêm vắc xin Covid 19 có vai trò quan trọng giúp hạn chế nguyên nhân hen suyễn ở người bị hen, giảm nguy cơ mắc và giảm nguy cơ nặng, tử vong nếu nhiễm Covid 19.

 

Thông tin mới về việc giải trình gen 36 mẫu bệnh COVID-19

Kết quả giải trình tự gen của 36 mẫu bệnh phẩm COVID-19 cho thấy biến thể XBB.1.5 chiếm ưu thế.

TIN MỚI NHẤT