Những ngày vừa qua, số ca mắc COVID-19 vẫn ở mức cao và biến động khó lường. Đặc biệt hơn, liên tiếp ghi nhận ca tử vong trong ngày.
- Khuyến nghị 'tiêm chủng COVID-19 suốt đời'
- Đắk Lắk: Liên tục ghi nhận ca bệnh nhiễm liên cầu lợn gây viêm màng não mủ
Thông tin từ báo Tuổi Trẻ, ghi nhận 1 ca tử vong tại Tây Ninh vào ngày hôm qua, đây là ngày thứ 3 liên tiếp có ca tử vong do COVID-19.
Tính đến nay, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam xếp thứ 26/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Về tình hình tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong ngày 11-5 có 6.452 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 266.312.906 liều.
Ngày 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, song cảnh báo căn bệnh này sẽ không bao giờ biến mất.
WHO cũng đưa ra những khuyến cáo đối với các quốc gia trong việc duy trì các biện pháp phòng chống dịch. Đặc biệt, đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh để chuyển sang cách quản lý COVID-19 bền vững.
Theo các chuyên gia, hiện các ca COVID-19 là người cao tuổi không xác định chính xác nguồn lây. Tuy nhiên, khả năng cao là người bệnh có thể tiếp xúc với mầm bệnh từ các thành viên trong gia đình.
Các thành viên gia đình có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh lúc đi làm, đi học nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chỉ nghĩ là cảm, sốt, sổ mũi thông thường.
Đồng thời do đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã từng mắc bệnh nên cơ thể có kháng thể cao, nhiễm bệnh nhưng thể bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng và lại làm lây tiếp sang nhóm dễ biến chứng trong gia đình.
Bởi vậy, để bảo vệ cho người có bệnh nền, cao tuổi cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tuân thủ khuyến cáo 2K của Bộ Y tế và tiêm vắc xin đủ mũi, đúng lịch.
Khi có triệu chứng hô hấp (sốt, ho, sổ mũi...) nên test nhanh để tầm soát và biết tự cách ly với mọi người, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền.
Trước đó, Bộ Y tế nêu rõ, ở Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 10 ngàn sản phẩm thiết bị y tế được đăng ký cấp số lưu hành, cấp giấy phép nhập khẩu để phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Hàng năm, việc mua bán thiết bị y tế chỉ tính riêng trong các cơ sở y tế công lập trên cả nước đã lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng.
"Chính vì vậy, việc đổi mới quản lý nhà nước về thiết bị y tế là một nội dung rất quan trọng, cần được tiếp cận, nghiên cứu và đề ra các giải pháp phù hợp với mục tiêu là xây dựng một thị trường thiết bị y tế Việt Nam theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng, cùng có lợi trong đó lấy người bệnh là trung tâm, được tiếp cận với các thiết bị tiên tiến"- ông ông Nguyễn Minh Lợi – Vụ Trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y tế thông tin trên Báo Sức khỏe và Đời sống.