Các bác sĩ cho hay, căn bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, có thể phải sống thực vật.
- Sóc Trăng: Ghi nhận bệnh nhân đầu tiên tử vong do COVID-19
- Loại rau mọc dại ở Việt Nam nhưng sang Nhật bán giá "cắt cổ" vì chống ung thư, hạ đường huyết tốt nhưng có 2 kiểu người cần phải tránh ăn
Theo đó, thông tin trên Báo Dân Trí, bệnh nhân tên B.N.Q.T. (19 tuổi, quê Kiên Giang), là sinh viên năm nhất một trường đại học ở TPHCM. Khai thác bệnh sử, một ngày giữa tháng 3, T. tan buổi học giáo dục thể chất ở trường liền về ký túc xá nằm nghỉ ngơi. Đến tối cùng ngày, các bạn ở chung phòng rủ đi ăn nhưng gọi mãi mà T. không dậy.
Sau đó, mọi người phát hiện nam sinh viên đã nằm mê man, co giật, sùi bọt mép dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.
Khoảng 20h30 ngày 14/3, T. được đưa vào viện trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc kém, thang đo hôn mê Glasgow chỉ còn 7 điểm (mức độ nặng), đồng tử hai bên mắt trái, phải giãn lần lượt là 4mm và 2mm, chấn thương thần kinh thị giác. Tiến hành chụp CT Scan, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết não ở bán cầu não trái, xuất huyết dưới nhện rải rác, xuất huyết não thất bên trái.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị dị dạng mạch máu não đã vỡ, gây ra các tình trạng xuất huyết và chèn ép não nặng, cần tiến hành mổ gấp để cứu mạng. Lúc này, vì người thân bệnh nhân ở quê rất xa, các bác sĩ tìm cách gọi khẩn cho mẹ bệnh nhân để thông báo tình trạng nặng nề và thuyết phục đồng ý phẫu thuật qua điện thoại.
Ngay khi nhận được sự đồng ý của gia đình, các bác sĩ lập tức chuyển bệnh nhân vào phòng mổ. Nam sinh viên được tháo nắp sọ não để phẫu thuật xử lý chèn ép, lấy máu tụ ở não và cầm máu khối dị dạng ở thái dương trái trong đêm. Một tuần sau đó, bệnh nhân tiếp tục được can thiệp DSA làm tắc các mạch máu của khối dị dạng. rải qua gần 2 tháng điều trị, bệnh nhân vẫn lơ mơ, không thể tiếp xúc, thể trạng suy kiệt, yếu liệt nửa người bên phải, sức cơ tay và chân phải chỉ còn 0/5, trong khi sức cơ nửa người bên trái đạt 3/5.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm. Theo thông tin từ Báo Thanh Niên, một số trẻ em nhỏ tuổi mắc bệnh đột quỵ do căn bệnh gây nên. Cụ thể, gần 1 tháng trước, bé trai 3 tuổi (ngụ Vĩnh Long) đang chơi với bạn thì đột ngột bị té xuống sàn, lên cơn co giật và bất tỉnh. Nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố được các bác sĩ (BS) khoa cấp cứu đã làm xét nghiệp và chụp Ctscan sọ não, ghi nhận bé có dấu hiệu xuất huyết dưới nhện rất nhiều. Các nguyên nhân đa phần là do bẩm sinh, các dị dạng động tĩnh mạch não hay túi phình mạch máu não đều không có biểu hiện rõ ràng khi chưa vỡ . Chính vì vậy, rất khó phòng ngừa bệnh lý đột quỵ ở trẻ em.
Theo bác sĩ Lai thông tin thêm trên Báo Dân Trí, dị dạng mạch máu não đa phần là bẩm sinh, nghĩa là từ khi chào đời bệnh nhân đã có khối dị dạng trong đầu.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu trong gia đình có thành viên nào từng bị dị dạng mạch máu não, hoặc thường hay thấy đau đầu, cao huyết áp, người dân nên chủ động đi chụp CT, MRI để tầm soát. Khi phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ được can thiệp nội mạch, tránh việc phải mở sọ để mổ khi khối dị dạng mạch máu đã vỡ. Ngoài ra, người dân cũng nên chủ động tầm soát sức khỏe 6 tháng đến một năm để kịp thời phát hiện, xử lý các bất thường về sức khỏe.
"Khi phát hiện muộn và mạch máu đã vỡ, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết, phải mổ lấy máu sọ, xử lý chèn ép não, để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, có thể phải sống thực vật. Nếu không can thiệp kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao" - bác sĩ cảnh báo.