Khuyến nghị đối phó lâu dài với COVID-19 được chỉ ra việc lồng ghép tiêm chủng Covid-19 vào chương trình tiêm chủng suốt đời.
- Sóc Trăng: Ghi nhận bệnh nhân đầu tiên tử vong do COVID-19
- El Nino gây nắng nóng kỷ lục, ai dễ mắc bệnh?
Thông tin từ VnExpress, đây là một trong 7 khuyến nghị được WHO đưa ra ngày 11/5, về việc phòng chống Covid-19 trong tình hình mới, sau kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế. Theo đó, WHO cho rằng cần chuyển đổi sang quản lý dài hạn hơn đối với Covid-19 thay vì ứng phó khẩn cấp, tiêm vaccine phòng bệnh là một biện pháp.
Hiện nay Việt Nam tiêm vaccine Covid-19 miễn phí cho người từ 5 tuổi trở lên, tập trung tiêm bổ sung mũi 3-4, tiêm nhắc lại cho người thuộc nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch). Thời gian tới, không tổ chức tiêm vaccine Covid-19 liên tục thường xuyên như trước đây mà lồng ghép vào công tác tiêm chủng mở rộng, mỗi trạm y tế tổ chức 3-4 buổi tiêm một tháng.
Theo khuyến cáo của US CDC Hoa Kỳ thì tất cả các đối tượng từ 6 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản cần được tiêm bổ sung 1 liều vaccine cập nhật. Ngoài ra, người từ 65 tuổi trở lên cần được tiêm thêm 1 liều vaccine cập nhật thứ 2 sau 4 tháng trở ra, người suy giảm miễn dịch cũng cần tiêm thêm 1 liều vaccine cập nhật thứ 2 sau ít nhất là 2 tháng sau liều tiêm thứ nhất.
Việt Nam sẽ cập nhật theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, và thông qua Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine, tiếp theo Bộ Y tế sẽ đưa ra hướng dẫn tiêm chủng vaccine COVID-19 phù hợp cho nhóm đối tượng nguy cơ cao trong thời gian tới.
"Trong tình hình dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng số mắc những ngày gần đây, người dân hãy thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cần tiêm đủ liều cơ bản và nhắc lại theo hướng dẫn hiện tại của Bộ Y tế: người từ 18 tuổi trở lên cần tiêm đủ liều cơ bản và nhắc lại, trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm đủ liều cơ bản và tiêm nhắc, trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi cần tiêm đủ liều cơ bản.
Đặc biệt những người nguy cơ cao mắc COVID 19 như người suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ mũi 3, mũi 4 theo lịch và hướng dẫn của Bộ Y tế"- PGS.TS Dương Thị Hồng nhấn mạnh trên Sức khỏe và Đời sống.
Ngoài ra, theo WHO, các nước tiếp tục dỡ bỏ biện pháp y tế do dịch bệnh liên quan du lịch quốc tế, nhưng vẫn chuẩn bị các biện pháp ứng phó như vaccine, công cụ chẩn đoán và điều trị, lộ trình chăm sóc lâm sàng, sẵn sàng cho tình huống dịch có thể tái bùng phát. Cơ quan này khuyến nghị các nước vẫn tập hợp thông tin từ các nguồn dữ liệu giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp để đánh giá tình huống.
Như Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm, ca nặng và tử vong hàng ngày, giải trình tự gene virus để phát hiện chủng mới và điều chỉnh chiến lược ứng phó.
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc cũng cho rằng đeo khẩu trang vẫn là biện pháp quan trọng phòng chống lây nhiễm. Tuy nhiên, cách dùng khẩu trang được thay đổi linh hoạt trong những tình huống cụ thể, ví dụ nên đeo nếu là người mới nhiễm, người thuộc nhóm dễ tổn thương, ở trong không gian kín, ít thông gió và đông người.
Trên thực tế, đây là cách Bộ Y tế Việt Nam đang khuyến cáo người dân áp dụng để phòng bệnh. Trước đây, WHO khuyên sử dụng khẩu trang dựa trên tình hình dịch bệnh tại chỗ