Cảnh báo của chuyên gia về cách ăn uống nguy hiểm dễ nhiễm cúm H5N1

Tin y tế 25/03/2024 11:09

Việc vận chuyển hay tiếp xúc với gia cầm khi chăn nuôi thì việc ăn sản phẩm gia cầm cũng là nguy cơ nhiễm bệnh khá cao.

Theo thông tin từ báo Dân Trí, sau nhiều năm không ghi nhận ca bệnh, kể từ năm 2022 trở lại đây, cúm A(H5N1) bất ngờ được phát hiện trở lại trên người ở nước ta. Đáng chú ý, trường hợp mắc cúm A(H5N1) mới đây là một nam sinh viên 21 tuổi tại Khánh Hòa đã tử vong do bệnh diễn tiến nặng. 

Dẫn tin từ tạp chí Tri thức và Cuộc sống, Theo PSG.TS.BS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, cúm A/H5 hay còn gọi là cúm gia cầm, là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tồn tại ở gia cầm, chim hoang dã. Virus gây bệnh này có thể lây lan cho người tiếp xúc gần, có thể gây nên tử vong ở tỷ lệ cao, 60%. 

Cảnh báo của chuyên gia về cách ăn uống nguy hiểm dễ nhiễm cúm H5N1 - Ảnh 1
Cúm H5N1 có thể gây tử vong. Ảnh: Dân Trí

Ông Phu cho biết, con đường lây nhiễm dễ dàng nhất sang người đó là tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc chất thải của gia cầm nhiễm bệnh. Ngoài ra, thói quen ăn tiết canh, hoặc sử dụng trứng sống cũng làm tăng nguy cơ nhiễm cúm gia cầm. Con đường lây nhiễm cúm gia cầm thường qua các cách cụ thể sau: 

- Khi ăn uống thịt gia cầm không vệ sinh, an toàn. Thói quen sử dụng tiết canh gia cầm có mang virus là con đường dễ lây nhiễm bệnh nhất. Việc ăn thịt gia cầm tái, chưa nấu chín cũng có nguy cơ nhiễm virus. 

- Sử dụng trứng gia cầm không an toàn, không rõ nguồn gốc. Lưu ý, trứng gia cầm có thể lây nhiễm virus từ phân và dịch nhầy vì thế việc vận chuyển, chế biến nếu tiếp xúc với bề mặt trứng vẫn có thể lây nhiễm virus. Nguy hiểm hơn khi nhiều người có thói quen ăn trứng sống thì nguy cơ càng cao hơn.  

- Ngoài ra, trong không khí có virus cúm cũng có thể lây truyền qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm. 

Dịch bệnh cúm gia cầm được các chuyên gia cảnh báo là bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhưng các triệu chứng ban đầu lại rất giống cúm thông thường do đó dễ bị nhầm lẫn. Mọi người từng tiếp xúc với nguồn lây nghi ngờ từ gia cầm mà xuất hiện các triệu chứng như: Sốt cao đột ngột (trên 38 độC), đau ngực, khó thở kèm theo đó là dấu hiệu ho khan, đau họng, đau nhức cơ, đau đầu, mệt mỏi rã rời thì cần nghĩ ngay đến cúm gia cầm, đi khám sớm nhất có thể. Để lâu bệnh có diễn biến nhanh gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. 

Cảnh báo của chuyên gia về cách ăn uống nguy hiểm dễ nhiễm cúm H5N1 - Ảnh 2
Tiết canh là món ăn có nguy cơ nhiễm bệnh cao. 

“Hiện không có bằng chứng về việc bệnh có thể lây lan sang người thông qua thực phẩm được chế biến đúng cách và nấu chín kỹ. Vì thế, tốt nhất hãy ăn chín các thực phẩm chế biến từ gia cầm”, ông Phu nói. 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế lưu ý các biện pháp phòng cúm gia cầm lây sang người theo khuyến cáo như sau: 

- Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. 

- Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. 

- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. 

- Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 

Nam sinh nhiễm H5N1 tử vong, theo dõi sức khỏe 83 người tiếp xúc với bệnh nhân

Được biết, bệnh nhân 21 tuổi mắc cúm A/H5N1 sống ở Khánh Hòa trong khu vực không có gia cầm ốm chết. Tuy nhiên trước và sau Tết có đi bẫy chim hoang dã, là yếu tố dịch tễ có thể lây nhiễm bệnh.

TIN MỚI NHẤT