Bệnh nhân bị viêm gan B tuyệt đối không được dùng các loại thuốc nam, thuốc bắc, thực phẩm chức năng khi chưa có tư vấn của bác sĩ trong điều trị viêm gan B, tránh hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
- Bé 2 tháng tuổi thóp căng phồng, tổn thương não vì bố mẹ bế đung đưa để dỗ do hay quấy khóc
- Nóng: Đã có kết quả xét nghiệm nguyên nhân khiến 367 người ngộ độc cơm gà ở Nha Trang
Theo thông tin từ báo Nhà báo và Công luận, vào ngày 20/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông báo vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 45 tuổi đến từ Bắc Giang trong tình trạng suy gan nặng.
Qua tìm hiểu được biết 10 năm trước bệnh nhân này có tiền sử viêm gan B. Không chỉ vậy, người này còn bị U lympho tế bào nhỏ đã điều trị hóa chất 6 đợt. Ngoài ra, một năm trước đây, bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan B.
Trong thời gian ba tháng trở lại đây, bệnh nhân này đã tự ý bỏ thuốc điều trị. Sau đó chuyển sang uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Nguy hiểm là sau khi uống thuốc này, bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn, vàng da tăng dần kèm theo nôn, bệnh nhân đi khám được bác sĩ chỉ định nhập viện. Kết quả chẩn đoán cho thấy người này bị suy gan cấp và bán cấp; Ung thư mô liên kết Kaposi của hạch lympho; Viêm gan virus B mạn; hôn mê gan…
Bệnh nhân rơi vào hôn mê sau khi được chuyển sang qua Hồi sức tích cực dẫn tới tình trạng phải đặt ống thở máy nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Sau khi bác sĩ thông báo không qua khỏi gia đình bệnh nhân đã đưa về nhà.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực cũng cho biết thêm: Khoa Hồi sức tích cực đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong tình trang suy gan và hôn mê gan rất nặng do bệnh nhân tự ý bỏ thuốc kháng vi rút để dùng thuốc nam, thuốc bắc.
"Đối với bệnh nhân Viêm gan B cần được đi khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa về truyền nhiễm, viêm gan", bác sĩ Phúc nhấn mạnh.
Dẫn tin từ báo Sức khỏe và Đời sống cho biết số liệu Tổ chức Y tế thế giới mỗi năm có khoảng 3 triệu ca mắc mới và 1 triệu ca tử vong mỗi năm do virus viêm gan B và C. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% trường hợp viêm gan B được chẩn đoán, trong đó 22% được điều trị; tương tự 21% bệnh nhân viêm gan C được chẩn đoán, trong số đó chỉ 62% được điều trị. Trên toàn cầu chỉ có 42% trẻ em được tiêm liều viêm gan B sau sinh.