Một nghiên cứu mới cho thấy các bệnh nhân ung thư phổi có thể nhận được sự bảo vệ tốt từ vaccine Covid-19 ngay cả khi đang điều trị bằng phương pháp ức chế hệ thống miễn dịch.
- Số gia đình bị ảnh hưởng bởi Alzheimer tăng gấp 3 lần vào năm 2050
- Loại gen làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong vì Covid-19 được tìm thấy
Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Pháp đã tiến hành tiêm vaccine Covid-19 mRNA của Pfizer/BioNTech cho 306 bệnh nhân ung thư phổi, 70% trong số họ gần đây đã được điều trị bằng liệu pháp ức chế hệ miễn dịch, làm giảm khả năng phản ứng của cơ thể đối với vaccine.
Theo một báo cáo dự kiến được xuất bản trên tạp chí chuyên về các loại ung thư vùng ngực, đặc biệt là ung thư phổi Journal of Thoracic Oncology, các bệnh nhân có kháng thể Covid-19 từ lần nhiễm bệnh trước đó sẽ được tiêm một liều, tuy nhiên đa số đều được tiêm hai liều.
Kết quả cho thấy, có khoảng 10% bệnh nhân không sinh ra kháng thể trong hai liều vaccine đầu tiên, tuy nhiên cơ thể họ đã đáp ứng tốt đối với liều thứ ba, trừ duy nhất 3 người bệnh bị chứng rối loạn máu làm giảm tác dụng của vaccine.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trước khi được tiêm vaccine, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở những bệnh nhân ung thư phổi là 30%, nhưng trong cuộc nghiên cứu kéo dài 7 tháng này, chỉ có 2,6%, tức là 8 bệnh nhân trong số những người được nghiên cứu là bị nhiễm Covid-19 nhẹ.
Tuy nhiên, vì nghiên cứu này ở mức độ nhỏ và các đối tượng tham gia cũng không phải ngẫu nhiên nếu cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận chính xác hơn về phát hiện của họ.
Ảnh: REUTERS