Trước tình trạng nhiệt độ tăng cao, thời tiết nắng nóng có thể khiến trẻ bất ngờ gặp các triệu chứng mệt lả, da xanh tái nhợt, thậm chí ngất xỉu, bác sĩ đưa ra những lời cảnh báo sau.
- Thông tin mới vụ 3 trẻ ngộ độc botulinum do ăn chả lụa hư
- Nóng: Ngày 20/5, 1 bệnh nhân tử vong vì COVID-19
Theo thông tin từ Báo Lao Động mới đây, Các chuyên gia khí tượng cho biết khi nắng nóng thường có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ dự báo thời tiết và mức nhiệt người dân đo được. Nguyên nhân là do nhiệt độ quan trắc được đo trong lều khí tượng khác hẳn môi trường đo và cách đo khi ở ngoài trời.
Cũng theo báo Kinh tế đô thị, dự báo thời tiết chi tiết các khu vực trên cả nước đêm 19/5 và ngày 20/5/2023:
Khu vực Hà Nội: Ít mây, đêm không mưa, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ : 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất từ : 36-38 độ.
Phía Tây Bắc Bộ: Ít mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 24-27 độ, khu Tây Bắc có nơi dưới 23 độ. Nhiệt độ cao nhất từ : 35-38 độ, có nơi trên 38 độ.
Phía Đông Bắc Bộ: Ít mây, đêm không mưa, riêng vùng núi phía bắc chiều tối và tối có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 26-29 độ.Nhiệt độ cao nhất từ : 35-38 độ, có nơi trên 38 độ.
Khu vực Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 28-31 độ, có nơi trên 31 độ. Nhiệt độ cao nhất từ : 37-39 độ, có nơi trên 40 độ.
Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, riêng phía Nam ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 26-29 độ. Nhiệt độ cao nhất từ : Phía Bắc 36-39, có nơi trên 39 độ; phía Nam 32-35 độ, có nơi trên 35 độ.
Khu vực Tây Nguyên: Có mây, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 21-24 độ. Nhiệt độ cao nhất từ : 30-33 độ, có nơi trên 34 độ.
Nam Bộ: Có mây, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 26-29 độ. Nhiệt độ cao nhất từ : 32-35 độ, có nơi trên 35 độ.
Theo đó, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin trên Báo Tin Tức cụ thể: Trong những ngày trời nắng nóng gay gắt, đôi khi trẻ dễ bị tình trạng mệt lả khi nhiệt độ tăng cao, nhất là khi hoạt động, tập luyện thể lực nhiều giờ dưới trời nóng bức. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý, nếu trẻ có các triệu chứng như: Da lạnh, nhợt nhạt; ra mồ hôi; hoa mắt; ngất; yếu mệt cần sơ cứu ngay bằng cách:
- Khẩn trương gọi bác sĩ, tìm nhân viên y tế để được hướng dẫn.
- Đặt trẻ nằm ở nơi mát mẻ, thoáng khí.
- Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ thấy tỉnh táo hơn.
- Sau khi cho trẻ uống 2 - 3 ly nước, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của trẻ và điều trị bù nước phù hợp.
- Trên đường đưa trẻ đến cơ sở y tế, vẫn tiếp tục cho trẻ uống nước.
Nếu trẻ có biểu hiệu say nóng, say nắng, cha mẹ cần xử trí kịp thời bằng cách thực hiện nhanh các biện pháp như: Trong khi tìm cách liên lạc với cơ sở y tế, cần khẩn trương làm mát cho trẻ càng nhanh càng tốt bằng cách: Bế trẻ đến chỗ mát, thoáng khí; lau mát cho bé bằng nước mát và quạt mát cơ thể. Nếu trẻ còn tỉnh có thể cho uống một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn; đồng thời cha mẹ liên tục theo dõi thân nhiệt tim phổi của bé trong khi đợi bác sĩ và xe cấp cứu.
Bác sĩ cũng lưu ý, trong các trường hợp trẻ bị say nắng, say nóng, việc uống các thuốc hạ sốt như Ibuprofen hoặc Paracetamol cũng không làm trẻ hạ sốt.
Để phòng tránh trẻ bị say nắng, say nóng trong mùa hè, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Những ngày nắng nóng, nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi; không nên cho trẻ vận động ở cường độ cao và liên tục quá 2 giờ đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện, vận động và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.
- Cho trẻ dưới 6 tháng bú mẹ nhiều lần hơn (và mẹ cũng phải uống nước nhiều hơn); trẻ từ 6 tháng trở lên có thể cho uống thêm nước đun sôi để nguội sao cho trẻ đi tiểu ít nhất từ 6 đến 8 lần mỗi ngày. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng nhắc nhở con uống nước thường xuyên, tránh để trẻ bị mất nước.
- Không thay đổi đột ngột môi trường của trẻ. Nếu trẻ vừa đi ngoài về tránh cho vào phòng điều hòa ngay. Không nên để trẻ chạy nhảy, ra vào giữa phòng điều hòa và không gian nóng bức bên ngoài.
- Trang bị đầy đủ mũ, quần áo, kính mắt, khẩu trang hoặc che chắn cẩn thận cho trẻ trước khi đi ra ngoài trời nắng.
- Nếu cho trẻ đi ô tô, tuyệt đối không để trẻ 1 mình trên xe. Khi đỗ, cần chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào xe gây tăng nhiệt độ.
- Hãy tắm cho các trẻ bằng nước mát khi nhiệt độ ngoài trời cao, nắng nóng gay gắt. Việc này sẽ giúp điều hòa thân nhiệt của các bé.
- Bổ sung dinh dưỡng và vitamin đầy đủ cho trẻ để tăng sức đề kháng và sức khỏe.
- Đối với trẻ lớn phụ huynh nên động viên trẻ tập luyện thể thao thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, tràn đầy sức sống hơn, tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt.