“Xót xa” là 2 từ dùng để miêu tả về tiểu sử Hàn Mặc Tử. Qua đời sớm ở tuổi đôi mươi với mối tình dang dở đi vào huyền thoại, khiến người đời ai cũng tiếc nuối cho cuộc đời của một thi nhân đoản mệnh.
- Nhã Phương 'quá tuổi' làm 'nàng thơ' của Trường Giang, 'ngậm ngùi' nhường chỗ cho nhân vật này, than thở với bạn thân Ái Phương nào ngờ nghe câu trả lời mà 'bật ngửa'
- Phương Mỹ Chi chỉ hát đúng 2 câu hỗ trợ Erik, giọng 'khủng' đến mức 'hò' 4 câu thơ thôi mà dân mạng nhận xét 'gánh còng lưng' cả bài
Là con người giàu cảm xúc, lại tài hoa, lạc lối trong muôn nẻo cảm xúc,có le vì thề mà những vần thơ của Hàn Mặc Tử có lúc thực nhưng lại như hư, làm cho người đọc suy luận với nhiều cách nghĩ. Tuy nhiên, cách nghĩ, suy luận nào là đúng nhất không một ai có thể khẳng định được. Những vấn đề của Hàn Mặc Tử cũng khiến người đọc lạc lối giữa những vần thơ. Chẳng một ai có thể lý giải tường tận được những vẫn thơ ấy vì người viết ra chúng từ lâu đã mãi mãi yên giấc ngàn thu, không bao giờ còn có thể tỏ bày được nữa. Chính vì vậy, nói về tiểu sử Hàn Mặc Tử, người ta luôn cảm giác có một cái gì đó xót xa và tiếc thương cho một nhà thi sĩ trẻ đa tài.
Tiểu sử Hàn Mặc Tử - Bộc lộ tài năng làm thơ từ rất sớm
Nhắc đến Hàn Mặc Tử ai cũng nhớ tới hình ảnh người thi sĩ tài năng nhưng đoản mệnh. Ông sinh ngày (22/ 9/1912 – 11/11/1940), có tên thánh là Pierre, tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí. Ngay từ nhỏ, Hàn Mặc Tử đã ốm yếu, cha mẹ lo lắng rất nhiều về tình trạng sức khỏe của ông. Tưởng chừng ông sẽ sống khép kín và ngại giao tiếp, nhưng hoàn toàn ngược lại, sở hữu tính cách hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ.
Hàn Mặc Tử là con của ông Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục. Vì tính chất công việc nên ông Nguyễn Văn Toản thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở. Vì thế mà Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921–1923), Pellerin Huế (1926).
Hàn Mặc Tử bộ lộc tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Mỗi bài thơ ông sẽ để mỗi bút danh khác nhau có khi để là Hàn Mặc Tử, đôi lúc sẽ để là Lệ Thanh hay Phong Trần. Đây là những bút danh gắn liền với ông theo năm tháng.
Có lẽ ông bộc lộ tài năng sáng tác thơ sớm như vậy có lẽ là do được gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sĩ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Đến sau này, Hàn Mặc Tử cũng nhận được một suất đi học bổng đi du học Pháp nhưng do quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp vào năm ông 21 tuổi. Ban đầu lên Sài Gòn ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Cũng từ đây, thơ của Hàn Mặc Tử được công chúng biết đến nhiều hơn.
Hàn Mặc Tử phát hiện bệnh, chỉ biết gào thét trong thơ
Vào khoảng đầu năm 1935, gia đình và Hàn Mặc Tử đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, vì nghĩ mình còn trẻ nên ông cũng không quan tâm vì cho rằng đây là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Tuy nhiên, bệnh tình của ông ngày càng chuyển biến nặng, sức khỏe báo động. Vào năm 1936, khi ông được xuất bản tập “Gái quê”, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, lúc này ông mới để ý đến căn bệnh của mình. Đây cũng là khoảng thời gian bà Bút Trà đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút. Để yên tâm cho việc vào Sài Gòn làm báo, ông đã quyết tâm chữa bệnh. Ông chỉ nghĩ bệnh của mình chỉ đơn giản là một loại “phong ngứa” gì đấy có thể dễ dàng chữa khỏi.
Tuy nhiên, mọi việc không hề đơn giản như những gì ông nghĩ. Căn bệnh ông đang mắc phải là một bệnh nan y. Cơ thể của ông bị dày vò, vô cùng đau đớn vì căn bệnh này. Đỉnh điểm vào năm 1938 – 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội, tưởng như không thể qua khỏi. Mặc dù vô cùng đau đớn là thế nhưng không một ai nghe thấy Hàn Mặc Tử rên rỉ hay than khóc. Ông một mình gặm nhấm nỗi đau và chuyển tải hết thành những vần thơ. Bao nhiêu nỗi niềm, đau đớn không ai thấu, nhưng chỉ cần đọc qua vần thơ của ông, mọi người sẽ thấu hiểu được phần nào.
Khi bệnh ngày càng trở nên nặng, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã vào trại phong Quy Hòa. Giới y học thời đó chưa biết rõ lắm về căn bệnh mà ông mắc phải. Thời đó, mọi người có rất nhiều thành kiến về căn bệnh phong mà Hàn Mặc Tử mắc phải. Ai cũng cho rằng đây là căn bệnh truyền nhiễm nên bệnh nhân thường bị hắt hủi, cách ly, xa lánh, thậm chí bị ngược đãi. Hàn Mặc Tử cũng không là ngoại lệ.
Gia đình của ông cũng vô cùng mệt mỏi về vấn đề này. Vừa lo lắng cho con trai đang bị đau ốm còn phải đối phó với những điều tiếng của căn bệnh mà con trai đang mắc phải. Vậy nên gia đình phải đưa ông đi trốn tránh nhiều nơi. Thời điểm đưa ông vào trại phong Quy Hòa cũng là đã muộn. Thời bấy giờ Bệnh viện phong Quy Hòa là nơi có đầy đủ điều kiện chữa trị nhất. Nhưng vì do chủ quan, cho rằng đây chỉ là căn bệnh thông thường và uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm trước khi nhập viện trại phong Quy Hòa nên nội tạng hư hỏng quá nhanh. Vậy nên Hàn Mặc Tử đã từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại bệnh viện Quy Hòa do chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28.
Vậy là cuộc đời Hàn Mặc Tử đã kết thúc như thế, ông ra đi quá sớm để lại bao tiếc nuối cho gia đình và người thân. Kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh, nỗi lòng đau xé ruột gan có ai thấu hiểu được.
Thơ của Hàn Mặc Tử - Trữ tình gợi cảm đau thương
Mặc dù ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ nhưng phải công nhận rằng những tác phẩm mà Hàn Mặc Tử để lại có một diện mạo vô cùng phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn. Những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực là một giọng thơ trữ tình, đằm thắm, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng.
Vì thế, trong phong trào thơ mới có muôn vàn tác phẩm nhưng thơ của Hàn Mặc Tử vẫn luôn nổi bật với chất riêng. Khi đọc thơ của ông, khán giả sẽ cảm nhận được sự bứt rứt kinh khủng bởi lối nói đậm vẻ phương Đông vừa lộ liễu vừa kín đáo. Hơn nữa, thơ của Hàn Mặc Tử lạ lắm. Thơ của ông không áp đặt người đọc phải cảm nhận những gì ông cảm nhận, những con chữ chỉ đóng vai trò đòn bẩy, là phương tiện mở ra những liên tưởng độc đáo, làm bật lên cảm xúc riêng biệt trong mỗi người. Từ đó mà mỗi người có thể cảm nhận được theo cách riêng của mình, chẳng có gì để đánh giá những cảm nhận đó là đúng hay sai.
Vì ông mắc căn bệnh phong, ông hiểu được mình không có nhiều thời gian, nên dường như nhà thơ cố dồn hết sức lực của mình vào đôi bàn tay viết ra những vần thơ lưu luyến, tiếc thương cho cuộc đời. Nhà thơ cởi hết lòng để yêu, để viết và để hòa mình với thiên nhiên với cuộc đời thơ mộng. Hàn Mặc Tử đã gắn bó tâm hồn mình với thiên nhiên đất nước, với những không gian đã từng chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn, được mất trong cuộc đời và tình duyên của thi nhân.
Vậy nên trong thơ của ông có yêu, có thương nhưng luôn có một vẻ mờ ảo, gợi nhớ niềm đau và tiếc thương cuộc đời.
Cuộc đời Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình
Cuộc đời Hàn Mặc Tử có cái gì đó rất lạ. Ông rất có duyên với chữ Bình. Ông sinh tại Quảng Bình, làm báo tại Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Trong đó, chữ Bình khắc cốt ghi tâm nhất đó là có người yêu ở Bình Thuận. Khi ông làm phóng viên cho báo Công Luận, khi ấy Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.
Mối tình ấy “Hai bên đã nặng lời thề thốt “trăm năm cùng già”. Nhưng sau khi lâm bệnh thì Mộng Cầm đi lấy chồng, gieo vào lòng Hàn Mặc Tử một mối buồn thương vô hạn”. Mối duyên tình đứt đoạn ấy, lại là một nguồn cảm hứng vô tận để tạo nên thi cảm cho Hàn Mặc Tử. Từ đó lần lượt ra đời những thi phẩm “Muôn năm sầu thảm”, “Phan Thiết, Phan Thiết”, “Ung trăng”, “Tình hoa”… Những tác phẩm thơ ấy đa phần thống thiết, não nề đến buồn thương, nhưng cũng có lúc lại đầy lửa yêu tha thiết nhớ nhung.
Qua đây có thể thấy được tiểu sử Hàn Mặc Tử đầy thi vị, muôn vàn gia vị hòa trộn. Một con người yêu thơ, trải qua đủ vị ngọt, đắng cay của tình yêu và sự khổ sở chống chọi với bệnh tật. Dường như tất cả những trải nghiệm ấy khiến nhà thơ có cái nhìn lạ hơn, nhưng cũng rất chân thật với cuộc sống, nhờ đó thơ của ông đến gần hơn với công chúng thời bấy giờ.