Trái ngược với độ phủ sóng của tác phẩm kinh điển năm 1986, Tây Du Ký phiên bản năm 1927 có số phận vô cùng nghiệt ngã.
- Không làm vẫn muốn có ăn, nam thanh niên tự bắt cóc chính mình để không phải đi làm
- Quen trai lạ qua mạng rồi kết hôn, cô gái bị biến thành nô lệ tình dục trong "động quỷ", 6 năm sau thoát ra ngoài cùng 4 con khiến ai cũng ngỡ ngàng
Tây Du Ký là tiểu thuyết là tiểu thuyết kinh điển của văn học Trung Hoa, được chấp bút bởi học giả Ngô Thừa Ân. Tác phẩm này còn được đông đảo khán giả biết đến qua sự thành công của bộ phim cùng tên năm 1986. Tây Du Ký 1986 đã gây được tiếng vang lớn, trở thành di sản văn hoá, niềm tự hào của văn hoá Trung Hoa và gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người khắp châu Á.
Không chỉ có bản phim kinh điển năm 1986, Tây Du Ký cũng được chuyển thể thành nhiều bộ phim truyền hình, điện ảnh khác nhau. Tuy nhiên, ít ai biết Tây Du Ký có một phiên bản cách đây gần một thế kỷ từng được đánh giá là không phù hợp với thuần phong mĩ tục. Đặc biệt, tạo hình nhân vật trong phiên bản Tây Du Ký này gây ám ảnh nên đã chịu số phận "chết yểu" sau khi tập đầu tiên được công chiếu.
Có thể xem Tây Du Ký năm 1927 (hay nói đúng hơn là Động Bàn Tơ) là bộ phim chuyển thể đầu tiên của tiểu thuyết đình đám cùng tên. Tuy nhiên, khác xa với sự đa dạng, đẹp mắt phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi ở phiên bản kinh điển năm 1986, bộ phim này lại được thực hiện khá sơ sài, diễn biến đều gói gọn trong động Bàn Tơ. Nhưng vì là thời kỳ đầu của điện ảnh nên khó có thể đòi hỏi một bộ phim với chất lượng tốt như hiện nay.
Chưa bàn đến nội dung và các kỹ thuật trong phim nhưng khán giả cũng được phen khiếp vía với tạo hình của các nhân vật. Trái ngược với bản chất "tiên giáng trần" đã quá quen thuộc của của 3 đồ đệ Đường Tăng, các nhân vật của năm 1927 có vẻ ngoài xù xì, xấu xí. Đặc biệt, Trư Bát Giới còn mang khuôn mặt dị hợm, gai góc, cực kỳ hung dữ được tái hiện qua thước phim đen trắng đã tạo thành "cơn ác mộng" điện ảnh thật sự với người xem.
Bên cạnh đó, những hình ảnh hở hang của yêu quái động Bàn Tơ cũng là lý do trực tiếp khiến cho phim bị cấm chiếu. Để khắc hoạ đặc tính "đẹp mà độc" của yêu tinh nhện, nhà sản xuất đã không ngần ngại để các diễn viên mặc trang phục mỏng manh, thiếu vải. Tuy nhiên, điều này lại là tác dụng phụ khiến cho phim trở nên phản cảm, trái với thuần phong mĩ tục thời bấy giờ. Ngoài ra còn có nhiều tin đồn "hành lang" rằng các yêu tinh trong động Bàn Tơ thực chất được đóng bởi nam giới.
Phản ứng của cư dân mạng về những thước phim Tây Du Ký năm 1927:
- Cười xỉu.
- Thời đấy đã làm được phim Tây Du Ký rồi á? Bất ngờ ghê!
- Tạo hình nhân vật đúng ám ảnh luôn nhưng thời đấy làm được vậy là đỉnh lắm rồi.
- Thế mới thấy phim ảnh đã phát triển thần kỳ thế nào!
- Tây Du Ký phiên bản creepy à?
Nguồn: Maybe You Missed This F News
Thừa nhận là phim ảnh thời kỳ đầu được rất nhiều người săn đón vì sự mới mẻ nhưng với những hình ảnh ghê rợn hay phản cảm trên, Tây Du Ký 1927 - Động Bàn Tơ đã không được chấp nhận và chỉ phát hành 1 tập trước khi bị cấm chiếu. Tuy nhiên, điều này cũng nói lên một thực tế là sau gần 1 thế kỷ, phim ảnh đã phát triển rất nhiều, mang đến trải nghiệm tuyệt vời, chỉn chu cho người xem cũng như điều kiện tốt nhất để diễn viên thể hiện tài năng của mình.