Theo báo cáo, 215.000 trong số 298.000 ca tử vong dự kiến là do sóng thần, dựa trên giả định rằng chỉ có 20% người dân sẽ sơ tán ngay lập tức.
- Giới chức Myanmar: Hiện đã có 1700 người thiệt mạng, 3400 người bị thương sau trận động đất mạnh 7,7 độ
- Thái Lan: Hầu hết nạn nhân trong vụ sập tòa nhà 33 tầng ở thủ đô Bangkok không còn sống
Theo thông tin từ VTV.vn: Theo ước tính đã được điều chỉnh của lực lượng đặc nhiệm ứng phó động đất của chính phủ Nhật Bản công bố ngày 31/3, có tới 298.000 người ở đất nước Mặt trời mọc có thể tử vong trong trận động đất lớn xảy ra ở rãnh Nankai, với những nỗ lực đã cố gắng giảm thiểu thiệt hại khoảng 10% so với ước tính trước đó vào năm 2012.
Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra là giảm số người tử vong khoảng 80%, được nêu trong kế hoạch cơ bản năm 2014 của chính phủ về phòng ngừa thảm họa, trong đó nhấn mạnh nhu cầu phải điều chỉnh các chiến lược sơ tán và cải thiện cơ sở hạ tầng.
Rãnh Nankai là vùng hút chìm dài khoảng 700 km, nơi mảng Á-Âu va chạm với mảng biển Philippines, khiến nó trượt xuống dưới và chìm vào lớp phủ của Trái Đất. Vùng hút chìm thường tạo ra những trận động đất mạnh 8-9 độ.
Theo các nhà khoa học Nhật Bản, vành đai lửa Thái Bình Dương là nơi tập trung nhiều vùng hút chìm. Rãnh Nankai có nhiều đoạn, nhưng nếu chúng bị trượt cùng lúc có thể tạo ra trận động đất lên tới 9,1 độ.

Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ: Thiệt hại kinh tế dự kiến lên tới 1.800 tỉ USD (270.000 tỉ yen), tương đương gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước, tăng so với ước tính trước đó là 214.000 tỉ yen.
Trong khi đó, khu vực dự kiến sẽ chịu ngập lụt tối thiểu 30cm đã tăng 30% so với ước tính trước đó. Tổng số người thiệt mạng dự kiến sẽ không giảm đáng kể, dù đã trang bị kè chắn sóng và các cơ sở sơ tán sóng thần.
Chính phủ Nhật Bản cũng dự kiến sửa đổi kế hoạch phòng chống thiên tai để chỉ định các khu vực ưu tiên bổ sung dựa trên vùng nguy cơ lũ lụt mở rộng, đồng thời xây dựng một kế hoạch phục hồi quốc gia mới để đẩy nhanh quá trình phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, một cơ quan mới về phòng chống thiên tai cũng sẽ được thành lập vào tài khóa 2026.
Cục Khí tượng Nhật Bản vào năm 2019 đã ra mắt hệ thống cảnh báo động đất rãnh Nankai, báo động người dân sống ven bờ dọc khu vực này về nguy cơ xảy ra động đất trong 5 - 30 phút sau khi phát hiện tiền chấn, theo TTXVN.
Ngày 11/3/2011, Nhật Bản từng hứng chịu trận động đất mạnh 9 độ, một trong những trận động đất mạnh nhất lịch sử loài người và gây sóng thần cao đến 40m.
Sóng thần ập vào đất liền đã phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Theo thống kê chính thức, 15.899 người đã thiệt mạng, 2.572 người vẫn mất tích và được cho là đã chết, trên 6.000 người bị thương. Nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ.