Virus mới được tạo ra như thế nào? Chúng nguy hiểm đến đâu? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
- Loạt ảnh được chụp trước khi tai họa ập đến, nhiều năm trôi qua vẫn gây ám ảnh khôn nguôi, đặc biệt là khoảnh khắc cuối cùng của Công nương Diana
- Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với "lá phổi sắt" vẫn trở thành luật sư tài ba
Hiện tại, Covid-19 vẫn đang là cơn ác mộng đối với cả thế giới. Nhưng thực ra thì trước Covid-19, nhân loại cũng đã luôn đau đầu về các dịch bệnh nguy hiểm, và chủ yếu nó đến từ các chủng virus cúm.
Như thời gian gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện một chủng cúm lợn mới - G4 - có liên hệ di truyền với virus cúm lợn H1N1 và có nguy cơ gây ra đại dịch. Viễn cảnh có thêm một đại dịch nữa trong khi Covid-19 đang hoành hành quả thực khiến nhiều người cảm thấy lo sợ.
Dĩ nhiên, đây là một thông tin đáng lo ngại và cần cảnh giác cao độ. Tuy nhiên, nó đáng ngại đến mức nào?
Trên thực tế, có hàng triệu ca nhiễm cúm mỗi năm, tước đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người. Nguyên nhân đến từ căn bệnh cúm mùa - hay còn gọi là chủng cúm B. Ngoài ra còn một số dịch cúm khác tồn tại trong động vật và có khả năng lây sang con người - như chủng cúm A trên gia cầm.
Nhưng cũng thật may mắn, là hầu hết các chủng cúm từ động vật có khả năng lây nhiễm sang con người khá thấp. Dẫu vậy, mỗi mùa chúng lại tiến hóa, nên loài người chẳng thể thích nghi và có hệ miễn dịch phù hợp dược.
Nhìn chung, chủng virus cúm A đã sở hữu khả năng lây nhiễm từ người sang người, hoàn toàn có khả năng tạo ra một đại dịch tương tự như cách SARS-CoV-2 (Covid-19) đã làm. Nhớ về năm 1918, dịch cúm Tây Ban Nha khiến 50 triệu người tử vong cũng là một trong những lý do khiến Tổ chức y tế thế giới (WHO) và chính phủ các nước đã luôn tập trung nghiên cứu về virus cúm, hòng ngăn thảm họa xảy ra.
Sự kết hợp mang tính hủy diệt
Virus cúm lây nhiễm vào tế bào hô hấp bằng cách nhắm vào một thụ thể đặc biệt trên bề mặt. Con người và chim có thụ thể khác nhau, đó là lý do vì sao các chủng cúm gia cầm lây nhiễm khá "kén" với con người, và tỉ lệ lây cũng rất thấp.
Tuy nhiên sau khi lây nhiễm, virus cúm có thể trao đổi vật liệu di truyền trong trường hợp có 2 virus cùng nhiễm vào một tế bào. Chúng sẽ tạo ra một chủng virus mới với đầy đủ điểm mạnh của chủng cũ. Điều này tạo ra một nỗi sợ, rằng virus mới sẽ lấy đi những hệ quả kinh khủng nhất từ cúm gia cầm, cộng thêm khả năng lây nhiễm nhanh sang con người - một sự kết hợp mang tính hủy diệt.
Và loài lợn chính là vật chủ có thể khiến viễn cảnh ấy xảy ra. Các tế bào hô hấp của chúng có nhiều phiên bản khác nhau, dẫn đến việc chúng rất dễ trở thành vật chủ nhiễm virus nguy hiểm. Nói cách khác, lợn có thể là vật chủ khiến virus dễ tiến hóa nhất, tạo ra một chủng mới.
Bởi vậy khi phát hiện ra một chủng cúm mới tại Trung Quốc, các nhà khoa học nhận định chúng mang trong mình rất nhiều đặc tính mà một đại dịch cần có.
Virus chủng mới nguy hiểm đến mức nào?
Trong số các virus tách từ lợn tại Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2018, có 6 chủng được xác định. Năm 2011, virus chiếm ưu thế chủ yếu là các biến thể của virus H1N1 năm 2009. Các virus xuất hiện sau đó mang dấu hiệu tái tổ hợp.
Trên thực tế, virus G4 được phát hiện trong một mẫu nghiên cứu từ năm 2013, sau đó trở thành ưu thế vào năm 2018 và trở thành một chủng riêng biệt. Điều này trùng hợp với việc bệnh hô hấp đang gia tăng ở lợn, cho thấy G4 đã thích nghi rất tốt với khả năng lây nhiễm trên vật chủ này, và đã thay thế phần lớn các chủng virus cúm lợn khác tại Trung Quốc. Điều này tạo ra một chuỗi những vấn đề nghiêm trọng.
Các xét nghiệm về khả năng lây sang con người của G4 cho thấy một số kết quả đáng lo ngại. Họ thực hiện nghiên cứu trên chồn - loài vật có thụ thể khá giống loài người, và các chủng virus ở người có khả năng lây lan trong những cá thể loài này. Thí nghiệm cho thấy, G4 gây ra những triệu chứng nghiêm trọng ở chồn, và có khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp lẫn qua đường giọt bắn. Nói cách khác, G4 mang trong mình khả năng lây nhiễm giữa con người, và tạo ra những hệ quả nghiêm trọng.
Đáng tiếc, các nghiên cứu về những phiên bản vaccine hiện tại đều không có hiệu quả với G4. Nói cách khác, loài người hiện cũng chưa có miễn dịch cho chúng.