Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với "lá phổi sắt" vẫn trở thành luật sư tài ba

Thế giới 04/07/2020 06:20

Sống trọn một đời trong chiếc hộp sắt cồng kềnh khó chịu nhưng người đàn ông này vẫn làm nên kỳ tích khiến bất cứ ai cũng phải thán phục.

Mùa hè năm 1952 ở Mỹ rất nóng, thậm chí nhiệt độ đo được ở bang Texas trong 25 ngày đều trên 38 độ C, có những ngày dịu hơn nhưng cũng chẳng khá khẩm mấy. Vì quá nóng nên bể bơi, rạp chiếu phim, các quán bar và sân chơi bowling đều đóng cửa. Các hoạt động trong nhà thờ cũng bị tạm ngừng. Dọc khắp các con phố nồng nặc mùi thuốc trừ sâu DDT (từng được sử dụng như là một loại thuốc kỳ diệu để diệt trừ côn trùng gây hại). Khi mùa hè trôi qua, số ca mắc bệnh bại liệt tăng lên chóng mặt. 

Sống sót thần kỳ sau đại dịch kinh hoàng

Một ngày tháng 7 năm ấy, tại một vùng ngoại ô yên tĩnh ở Dallas, một cậu bé 6 tuổi tên Paul Alexander đang chơi ngoài trời thì cơn mưa mùa hè ập đến. Cậu bé cảm thấy không khỏe - cổ đau, đầu đau, chóng mặt. Để đôi giày lấm lem bùn đất trong sân, Paul đi chân trần vào bếp, đóng sầm lại sau lưng. Khi mẹ Paul nhìn thấy khuôn mặt đỏ lên vì sốt của cậu con trai, bà đã rất lo lắng, bắt con trai chạy ra lấy giày vào nhà rồi lên giường đi ngủ.

Cả ngày hôm đó, Paul nằm trên giường của bố mẹ và tô kín những bức vẽ trong cuốn sách Roy Rogers. Nhưng ngay cả khi Paul sốt cao và đau nhức ở tay chân, bác sĩ gia đình vẫn khuyên bố mẹ cậu bé không nên đưa con trai đến bệnh viện. Bác sĩ nói: "Triệu chứng cho thấy rõ ràng là cậu bé bị bại liệt, nhưng bệnh viện đã quá tải rồi. Ở nhà sẽ có cơ hội phục hồi tốt hơn".

Trong vài ngày sau đó, tình trạng của Paul ngày càng trở nên tồi tệ. Paul không còn cầm được bút màu, nói, nuốt hay ho cũng trở nên khó khăn. Bố mẹ cậu bé vội đưa con đến bệnh viện Parkland. Mặc dù các nhân viên y tế đều có chuyên môn tốt và có một phòng bệnh chuyên dụng dành cho bệnh nhân bại liệt nhưng số lượng bệnh nhân quá đông nên không có chỗ cho Paul. 

Mẹ của Paul ôm cậu bé trong tay và chờ đợi...

Khi một bác sĩ đến khám cho Paul, ông ta đã lắc đầu. Paul bị bỏ lại trên một chiếc gurney (giường có bánh lăn) bên ngoài hành lang, lúc này cậu bé gần như không thở nữa. Có lẽ Paul đã chết nếu không có một bác sĩ khác quyết định khám lại cho cậu bé. Bác sĩ thứ hai này đã lập tức đưa Paul đến phòng mổ và thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp để phổi của Paul không bị tắc nghẽn.

3 ngày sau, Paul tỉnh dậy. Cơ thể cậu bé được bọc trong một cái máy phát ra tiếng thở dài khò khè. Paul không thể cử động được. Cậu bé cũng không thể nói được, càng không thể ho. Paul nghĩ mình đã chết.

Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với 'lá phổi sắt' vẫn trở thành luật sư tài ba - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 

Hình ảnh Paul vào tháng 8/1955, khi đó 9 tuổi. Ông chia sẻ: "Tôi thích vẽ tranh, đi dã ngoại và đi nhà thờ".

Khi cái màng bọc xung quanh đầu được gỡ bỏ, tất cả những gì cậu bé có thể nhìn thấy là đầu của những đứa trẻ khác, cơ thể của chúng được bọc trong các hộp kim loại, y tá mặc đồng phục trắng tinh tươm đi lại xung quanh. 

18 tháng tiếp theo là cực hình. Mặc dù cậu bé Paul không thể nói được sau ca phẫu thuật mở khí quản, nhưng cậu có thể nghe thấy tiếng khóc của những đứa trẻ khác, những tiếng kêu đau đớn. Paul thường xuyên phải nằm hàng tiếng trên chất thải của mình vì cậu bé không thể nói với nhân viên rằng mình cần được dọn dẹp. 

Cha mẹ Paul đến thăm cậu gần như mỗi ngày, nhưng Paul luôn cảm thấy nhàm chán. Cậu và những đứa trẻ khác cố gắng giao tiếp, làm bạn, nhưng có một điều kỳ lạ là cứ mỗi lần Paul làm bạn với ai người đó sẽ chết.

Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với 'lá phổi sắt' vẫn trở thành luật sư tài ba - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

 

Những đứa trẻ nằm trong "lá phổi sắt" trong một đợt bùng phát bệnh bại liệt ở Mỹ vào những năm 1950.

Paul đã hồi phục sau khi bị nhiễm trùng, nhưng bệnh bại liệt khiến cậu gần như tê liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống. Paul nằm ngửa, tựa đầu vào một chiếc gối và cơ thể anh được bọc trong "lá phổi sắt" từ cổ trở xuống.

Điều mà Paul nhớ nhất là khi cậu bé nghe các bác sĩ nói về minh trong lúc họ thăm khám quanh đó. "Thằng bé sẽ chết trong hôm nay. Nó không nên sống như vậy". Câu nói ấy của bác sĩ in hằn trong tâm trí Paul. Nó khiến Paul tức giận và lại càng khát khao được sống hơn nữa.

Năm 1954, khi Paul lên 8, mẹ cậu nhận được một cuộc gọi từ một nhà trị liệu vật lý làm việc với March of Dimes, một tổ chức từ thiện của Hoa Kỳ chuyên chữa bệnh bại liệt. Những tháng ngày ở phòng chữa bệnh bại liệt trở thành nỗi ám ảnh khiến Paul sợ hãi các bác sĩ và y tá. Nhưng may mắn là Paul luôn có mẹ bên cạnh. Sau đó nhà trị liệu vật lý, bà Sullivan, đến khám cho cậu bé 2 lần 1 tuần.

Paul nói với bà Sullivan về những lần mình bị các bác sĩ ép phải cố gắng thở mà không có lá phổi sắt, mặt tái mét và bất tỉnh. Cậu bé cũng không thể quên những lần mình nuốt nước bọt và nuốt chửng một chút không khí. Kỹ thuật này được gọi là "glossopharyngeal breathing". Paul gọi nó là thở theo kiểu ếch.

Sullivan treo thưởng cho cậu bé Paul, nếu cậu có thể thở ếch mà không có lá phổi sắt trong ba phút, bà sẽ cho Pauk một chú chó con làm bạn. Paul mất một năm để học cách làm điều đó và có được món quà đúng như lời hứa. Paul đặt tên cho chú cún con là Ginger. Khi Paul đã luyện tập được cách thở mà không cần sự hỗ trợ của "lá phổi sắt", cậu bé có thể ra khỏi phòng trong thời gian ngắn, đầu tiên ra ngoài hiên, và sau đó là sân.

Nằm 1 chỗ vẫn lấy 2 bằng đại học và trở thành luật sư nổi tiếng

Là một trong những học sinh đầu tiên của khu Học chánh Dallas, Paul đã học cách ghi nhớ thay vì ghi chép. Paul tốt nghiệp thứ hai trong lớp của trường W.W. Samuell High vào năm 1967. 

Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với 'lá phổi sắt' vẫn trở thành luật sư tài ba - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

 

Ông nói: "Lý do duy nhất khiến tôi không đứng đầu là bởi tôi không thể làm thí nghiệm sinh học".

Sau đó, ông thi đậu vào trường Đại học Southern Methodist ở Texas, rồi chuyển đến trường UT cùng "lá phổi sắt" của mình. Tại đây, ông lấy bằng cử nhân vào năm 1978, rồi cả bằng luật vào năm 1984. 

Ông dành cả sự nghiệp của mình cho ngành luật gia đình và giúp mọi người nộp đơn xin phá sản để chống lại các chủ nợ.

Niềm tin đã tiếp thêm sức mạnh cho Paul để vượt qua nghịch cảnh. Ông tin rằng động lực để thành công và "tinh thần bất chấp" đã giúp ông làm được tất cả. Hơn hết, bố mẹ quá cố cũng chính là những "linh hồn phi thường" góp phần làm nên một Paul Alexander như ngày hôm nay. "Họ yêu tôi. Họ nói "Con có thể làm bất cứ điều gì". Và tôi tin điều đó", Paul khẳng định.

Cỗ máy diệu kỳ

Sau thời gian dài sống chung với "lá phổi sắt", cỗ máy ấy trở nên cũ kỹ và hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, những "lá phổi sắt" đã không được sản xuất hàng loạt trong nửa thế kỷ đồng thời bảo hiểm cũng ngừng chi trả cho việc sửa chữa máy của Paul. Cơ ngực của ông đã bị tổn thương rất nhiều khi sử dụng máy thở cầm tay, vì vậy, ông phải phụ thuộc vào cỗ máy gần như đã lỗi thời này, nặng tới 500kg. 

Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với 'lá phổi sắt' vẫn trở thành luật sư tài ba - Ảnh 4Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với 'lá phổi sắt' vẫn trở thành luật sư tài ba - Ảnh 5

Mọi sinh hoạt của Paul phải phụ thuộc vào bà Kathryn Gaines - người chăm sóc ông trong suốt 30 năm qua.

Vài năm trước, khi "lá phổi sắt" bắt đầu rò rỉ không khí, ông thấy khó thở và không biết gọi ai đến sửa.

Tình cờ khi đó, Brady Richard, người rất tò mò về cỗ máy này, đã cố để ghép một "lá phổi sắt" từ những mảnh linh kiện bị bỏ lại trong một xưởng gần phòng thí nghiệm của mình. Khoảng 1 tháng sau, một phụ nữ đến tìm Brady để hỏi xem ông có "lá phổi sắt" nào không bởi một người tên Paul Alexander thực sự đang rất cần một chiếc. Vậy là Brady giống như một vị cứu tinh, đã sửa lại "lá phổi sắt" của Paul.

Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với 'lá phổi sắt' vẫn trở thành luật sư tài ba - Ảnh 6Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với 'lá phổi sắt' vẫn trở thành luật sư tài ba - Ảnh 7Câu chuyện người đàn ông sống sót sau đại dịch bại liệt ở Mỹ, gần 70 năm sống chung với 'lá phổi sắt' vẫn trở thành luật sư tài ba - Ảnh 8

Ở tuổi 74, Paul vẫn phải "làm bạn" với "lá phổi sắt". Hiện nay, Paul là một trong số ít người còn dùng “lá phổi sắt” kiểu này. Chỉ có một người khác ở Mỹ vẫn sử dụng một chiếc tương tự. Người cuối cùng sử dụng "lá phổi sắt" ở Anh đã chết vào tháng 12 năm 2017, ở tuổi 75. Tất nhiên, không ai mong muốn một người nào đó cần một "lá phổi sắt" để sống lâu như vậy. Và sau khi sống sót sau một trận dịch chết người, Paul không ngờ mình lại bị đe dọa bởi một đại dịch khác mang tên Covid-19.

Người TQ bất lực trước đại hồng thủy: Mưa lớn bất ngờ, bầu trời như bị đâm thủng một lỗ

Di chuyển trên đường trong mùa mưa đối với người dân phương Nam Trung Quốc được miêu tả giống như một cuộc thám hiểm.

TIN MỚI NHẤT