Lấy nhau về sống chung một thời gian tôi mới biết chồng là người vô cùng keo kiệt, bủn xỉn khiến gia đình không ít lần cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Cũng may nhờ có cách này mà tôi mới thoát khỏi cảnh sống bí bức ấy.
- Đàn ông ngoại tình có còn yêu vợ không?
- Cách làm tăng ham muốn cho chồng để sung mãn cả đêm vẫn khí thế hừng hực
“Nhìn vậy, mà không phải vậy” câu nói quả không sai, không phải cứ sống trong nghèo khó, không kiếm được tiền mới hà tiện. Chồng tôi con nhà cũng khá giả, có việc làm, thu nhập ổn định, bề ngoài hào nhoáng vậy mà là mắc chứng “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”. Là người đầu gối tay ấp với anh, tôi mệt mỏi, khổ sở, không biết chia sẻ nỗi lòng này cùng ai.
Sau khi kết hôn hàng loạt mâu thuẫn phát sinh do bản tính keo kẹt của anh mà ra. Sự việc càng tồi tệ, khi tôi nghỉ việc, sinh con và ở nhà để chăm sóc gia đình. Cũng bắt đầu từ đây, tính bủn xỉn, ki bo của anh ngày càng nặng hơn. Anh luôn tìm đủ mọi cách để “thắt lưng buộc bụng” với vợ con. Chi tiêu bất kể thứ gì trong nhà cũng phải ghi rõ ra để anh kiểm soát. Anh luôn giảng giải về bài học tiết kiệm xong xuôi rồi mới đưa tiền để tôi lo chi tiêu trong nhà.
Cứ như vậy, tình cảm tôi dành cho chồng càng nhạt dần, đôi khi còn cảm thấy căm ghét, thậm chí tôi muốn li hôn. Nhưng vì nghĩ đến con nên tôi không đành lòng, nhưng nếu không tìm ra cách sống chung với chồng keo kiệt thì tôi sẽ “ngạt thở” chết mất.
Tôi cũng đã nhiều lần gay gắt đặt thẳng vấn đề với chồng, nhưng không có hiệu quả. Tình hình này kéo dài, tôi sợ mình sẽ bị trầm cảm. Vì thế, tôi đã tìm đến bác sĩ tư vấn để có được lời khuyên bổ ích. Sau khi nghe lời bác sĩ tư vấn thì cuộc sống gia đình tôi dễ thở hơn, tôi thấy chồng cũng có vẻ thay đổi.
Tính keo kẹt của chồng không thể thay đổi một sớm một chiều. Nên tôi đành phải từ từ để giúp chồng thay đổi. Tôi không còn gay gắt hãy cãi nhau với chồng về các khoản chi tiêu trong nhà, mà luôn bình tĩnh để tìm sự đồng thuận trong chi tiêu giữa hai người. Bắt đầu từ đây, tôi luôn áp dụng tuyệt chiêu khêu gợi tình yêu thương của chồng dành cho vợ và các con bằng những cử chỉ quan tâm, âu yếm. Khi thấy chồng có cảm xúc với những lời mình nói, tôi đã trải lòng mình về việc chi tiêu để anh hiểu. Có lẽ những cảm xúc mà tôi mang lại khiến anh đồng cảm, phần nào đó kiểm soát được tính hà tiện của mình.
Lúc đầu tôi nghĩ, chồng keo kẹt với vợ như vậy, chắc mình phải lập quỹ đen thì mới dễ sống, để có tiền chi tiêu riêng. Nhưng tôi lại sợ nếu chồng phát hiện ra thì sẽ ghét mình, chồng càng thắt chặt chi tiêu nhiều hơn. Vậy nên, thay vì lập quỹ đen tôi đã mềm mỏng thuyết phục chồng lập quỹ chung, quỹ này do tôi giữ hàng tháng mỗi người bỏ vào đó một số tiền nhất định để cùng chi tiêu. Đồng thời, để kế hoạch này thành cồng, tôi vận động gia đình bố mẹ hai bên ủng hộ kế hoạch của mình, để chồng tin tưởng và tự nguyện “rót tiền” vào.
Bên cạnh đó, nếu trước đây phải ghi chi tiết từng thứ chi tiêu là do bị chồng ép buộc thì bây giờ tôi tự nguyện làm điều đó, để anh thấy được tôi không phải là người chi tiêu vô độ, phung phí. Tuy nhiên, đôi khi tôi cũng để chồng trải nghiệm sự thiếu thốn, để anh ấy thấu hiểu được sự khó chịu, căng thẳng như thế nào khi phải sống trong cảnh bị người khác đối xử keo kiệt, như vậy, phần nào chồng cũng hiểu được cảm xúc của tôi.
Thêm vào đó, lâu lâu tôi cũng rủ chồng cùng đi chợ và chia cho anh ấy một ít công việc nấu nướng một số bữa ăn trong gia đình. Làm như vậy, chồng nhận thấy vật giá đã đắt đỏ và rất khó khăn để chi tiêu hợp lý.
Trong những bữa cơm gia đình, tôi cũng hãy đùa vui bằng việc kể cho chồng nghe câu chuyện “Phú ông hà tiện”, đến lúc chết đuối mà còn chi li, dẫn đến không ai cứu giúp. Cuối cùng, phú ông đã chết cũng đâu có hưởng được số tiền đó. Xem kẽ câu chuyện đó, tôi cũng khéo léo kể cho chồng nghe về quà tặng của chồng cô bạn thân dành cho cô ấy đó là được đi du lịch để hâm nóng tình cảm vợ chồng…
Đó là cách sống của tôi với chồng keo kiệt, nhờ vậy mà gia đình ít cãi vã, chồng cũng dễ dãi hơn, đưa cho tôi thêm một chút để chi tiêu. Cuộc sống của tôi cũng dễ thở hơn vì phần nào đó tính keo kẹt của chồng của đã giảm bớt.
Hy vọng qua câu chuyện tôi vừa chia sẻ sẽ giúp được các chị em đồng cảnh ngộ được phần nào đó.